| Hotline: 0983.970.780

Chanh leo... leo đồi

Chủ Nhật 31/08/2014 , 15:19 (GMT+7)

Từ thực tiễn trong vụ Xuân 2014 cho thấy, cây chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình (Hà Giang)./ Hà Giang liên kết trồng chanh leo

* Bước đột phá xóa nghèo trên vùng cao nguyên đá

Trong vụ Xuân 2014, UBND tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (TCty TNHH MTV Rau quả, Nông sản Việt Nam) ký kết hợp đồng triển khai trồng 60 ha cây chanh leo tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình. Và những lứa chanh leo đầu tiên đã cho thu hoạch.

Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia; huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1 ha với 3 hộ tham gia và thị trấn Yên Bình 4 ha với 24 hộ tham gia.

Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014. Cho đến cuối tháng 7/2014, các diện tích trồng chanh leo đã cho quả đạt kích thước từ 3,5 – 4 cm; khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 8/2014, cây chanh leo đã bước vào giai đoạn chín và cho thu hoạch. Nhìn những vườn canh leo quả trĩu chịt, trái bắt đầu vàng dịu mà mát mắt. 

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất chanh leo tại các mô hình của 3 huyện ước đạt từ 50 – 55 tấn/ha.

Theo hợp đồng, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 5.000 đồng/kg trở lên (cao nhất chanh leo loại 1 giá khoảng 10.000 đồng/kg) thì thu nhập của người nông dân sẽ đạt từ 250 - 275 triệu đồng/ha (thậm chí 50- 55 triệu đồng/ha); sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi từ 140 – 150 triệu đồng/ha.

Có thể nói, thời gian qua lãnh đạo tỉnh cũng như các địa phương của Hà Giang đã bỏ ra không ít công sức đi tìm kiếm các mô hình SX nông nghiệp phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Điều quan trọng là các mô hình phải có tính ổn định, dân có thể triển khai đại trà mà không gặp cảnh "được mùa rớt giá". Và mô hình ấy đã ló dạng- cây chanh leo.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: "Đề án phát triển cây chanh leo chính là một cơ hội lớn cho các địa phương. Vì vậy các huyện cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đề án này; lấy mô hình phát triển cây chanh leo để tạo bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung".

Từ thực tiễn trong vụ Xuân 2014 cho thấy, cây chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện triển khai đề án; cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sâu bệnh hại thấp; nhiều cây có tỷ lệ đậu quả cao, từ 7 – 9 quả/cây.

Đây chính là cơ sở để UBND tỉnh Hà Giang triển khai mở rộng diện tích cây chanh leo trên địa bàn của 3 huyện thực hiện đề án và các huyện khác.

Chị Hoàng Thị Thường, thôn Phai, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên là người tham gia trồng chanh leo cho biết: Gia đình tôi tham gia trồng 150 gốc cây chanh leo từ đầu tháng 3/2014, qua thời gian từ 4 - 5 tháng, tôi thấy cây chanh leo sinh trưởng tốt, rất phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của địa phương; cây sai quả và sâu bệnh hại không đáng kể.

Chị Thường nhẩm tính, trung bình mỗi cây chanh leo cho 1,2 kg quả (nếu cây cho 8-9 quả sẽ đạt 4- 5kg quả/cây) thì tổng thu vườn chanh nhà chị khoảng 180 kg, nhân với giá tối thiểu 5.000- 8.000 đồng/kg thì vụ chanh leo đầu tiên gia đình chị sẽ có nguồn thu khoảng 900- 1.500.000 đồng; nếu trừ hết các khoản chi phí còn lãi trên 450- 750 ngàn đồng. Đây là khoản thu không nhiều nhưng cũng giúp gia đình chị có đồng ra đồng vào. 

Vì vậy, sau đợt thu hoạch đầu tiên, gia đình chị sẽ kiến nghị với Cty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cung cấp giống mới nhằm tiếp tục mở rộng diện tích cây chanh leo trong những năm tới giúp tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Đối với đồng bào miền núi, một khi doanh nghiệp đã gieo được niềm tin thì chắc chắn họ sẽ theo đuổi cây chanh leo đến cùng. 

Theo ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, là huyện có diện tích trồng chanh leo lớn nhất tỉnh, thì với đặc thù dựa chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp, đề án cây chanh leo sẽ là một bước tiến mang tính đột phá trong sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó, đề án còn là nền tảng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đá này.

Hy vọng trong những năm tới, từ những thành công bước đầu, cây chanh leo sẽ được tiếp tục mở rộng diện tích tại các huyện của Hà Giang.

(Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Giang)

Xem thêm
Trâu, bò vỗ béo 'cái nghèo teo đi'

THÁI NGUYÊN Ngoài được hỗ trợ toàn bộ con giống, người dân còn được hỗ trợ 50% thức ăn theo định mức và tập huấn kỹ thuật vỗ béo trâu, bò.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Cây mì Bình Định được mùa nhưng mất giá

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và sử dụng giống sạch bệnh nên cây mì (sắn) ở Bình Định cho năng suất khá, nhưng do biến động thị trường nên giá mì giảm thấp.

Phê duyệt Đề án công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.