| Hotline: 0983.970.780

Châu chấu sa mạc đang tiến về phía nam

Thứ Sáu 21/02/2020 , 20:54 (GMT+7)

An ninh lương thực tại Trung Quốc có thể bị đe dọa vào mùa hè này một khi nạn châu chấu sa mạc từ Pakistan, Nepal và Ấn Độ di cư đến.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cuối tuần trước nhằm đối phó với dịch hại châu chấu sa mạc. Ảnh: DW

Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cuối tuần trước nhằm đối phó với dịch hại châu chấu sa mạc. Ảnh: DW

Chuyên gia bảo vệ cây trồng Zhang Zehua, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo, các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và Quảng Tây sẽ thuộc vùng nguy cơ cao của “giặc châu chấu”.

"Một khi dịch châu chấu sa mạc ở nước ngoài vẫn còn thì xác suất chúng xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc vào tháng 6 hoặc tháng 7 tới sẽ rất cao", ông Zhang nói.

Hồi đầu năm, những bầy châu chấu sa mạc hàng triệu con đã tràn tới Djibouti, Eritrea và hiện chúng đang hoành hành ở Tanzania và Uganda, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người dân châu Phi.

Theo đánh giá của Chương trình Lương thực Thế giới -Liên Hợp quốc (UNWFP), dịch hại châu chấu năm nay là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, khiến nhiều đồng cỏ và mùa màng trơ xác chỉ sau vài giờ sau khi châu chấu xuất hiện.

Giới chuyên gia nhận định, châu chấu sa mạc là một trong những "loài xâm hại di cư nguy hiểm nhất thế giới". Một con châu chấu có thể di chuyển được 150 km và một đàn nhỏ có thể ngốn một lượng cây lương thực đủ nuôi sống 35.000 người chỉ trong vòng một ngày.

UNWFP cảnh báo, châu chấu sa mạc hiện đang sinh sản với tốc độ rất nhanh, mật số có thể tăng gấp 500 lần số lượng hiện nay vào tháng 6 tới nếu không có giải pháp kiểm soát. Đặc biệt là việc hợp tác kiểm soát, chia sẻ thông tin dịch hại này giữa các quốc gia trong khu vực châu Á, như Pakistan, Ấn Độ và Nepal để giúp ngăn chặn thảm họa.

Bản đồ mô tả sự di chuyển của châu chấu sa mạc từ châu Phi đang tiến về châu Á của FAO. Ảnh: DW

Bản đồ mô tả sự di chuyển của châu chấu sa mạc từ châu Phi đang tiến về châu Á của FAO. Ảnh: DW

Thống kê chỉ riêng ở Trung Quốc đã có tới hơn 1.000 loài châu chấu, trong đó có trên 50 loại có thể gây thảm họa, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.

Về kiểm soát nạn châu chấu, ông Zhang cho rằng, cần ưu tiên các biện pháp sinh học thân thiện với môi trường hoặc dùng thiên địch tự nhiên. Thuốc trừ sâu hóa học nên là biện pháp cuối cùng vì chúng sẽ gây ra một số thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ sinh thái đồng cỏ.

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất