| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm giúp nuôi tôm mùa lạnh, năng suất 4 tấn/1.000 m2

Thứ Hai 08/03/2021 , 14:36 (GMT+7)

Nhờ ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học vào sản xuất, nông dân ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa thu hàng chục tấn tôm trong mùa rét, điều chưa từng xảy ra.

Những ao tôm ngoài trời giữa mùa rét, sát bờ biển của gia đình anh Lê Văn Hùng ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh.

Những ao tôm ngoài trời giữa mùa rét, sát bờ biển của gia đình anh Lê Văn Hùng ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh.

Kỳ tích tôm trái mùa

Ở khu vực Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An hay các tỉnh ven biển Bắc Bộ, việc nuôi tôm ngoài trời trong mùa rét (trái mùa) là điều bất khả thi trong nhiều năm qua. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệt độ xuống thấp khiến con tôm phải đối mặt với nhiều rủi ro, dễ bị bệnh khiến người nông dân rơi vào cảnh mất mùa.

Anh Lê Văn Hùng, ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa cũng nằm trong số những nông dân bỏ không ao tôm trong mùa rét trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tháng 3/2020, 4 ha ao nuôi của anh đang có lứa tôm đạt kích thước khoảng 50-60 con/kg, khỏe mạnh, sạch và luôn có người mua với giá cao vì là hàng hiếm.

Đó là thành quả của quá trình tìm tòi của người dân miền biển Thanh Hóa với mong muốn giảm chi phí đầu tư cho con tôm nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Mục tiêu ban đầu của anh là giảm chi phí nuôi tôm trong vụ chính, nhưng khi tìm hiểu và biết đến sản phẩm Mother Water của Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề, anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm ngoài trời trái vụ và thu được kết quả mỹ mãn.

"Gia đình tôi đang nuôi 4 ha tôm thẻ chân trắng, sử dụng sản phẩm Mother Water của Bồ Đề. Hiện nay, tôm đã đạt kích thước khoảng 50-60 con/kg, có thể bán với giá 190.000-200.000 đồng/kg", anh Lê Văn Hùng cho biết.

Theo anh Hùng, sản phẩm Mother Water không chỉ giúp giảm chi phí đầu vào mà còn làm tăng sức đề kháng cho tôm trong mùa lạnh và năng suất trung bình hiện nay là khoảng 4 tấn tôm/1.000 m2 mặt nước sau 4 tháng nuôi, còn trong mùa thuận thì thời gian nuôi chỉ khoảng gần 3 tháng.

Từ trái sang: Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, cùng đại diện Tập đoàn Bồ Đề và anh Lê Văn Hùng kiểm tra tôm gần 4 tháng tuổi. Ảnh: Tùng Đinh.

Từ trái sang: Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, cùng đại diện Tập đoàn Bồ Đề và anh Lê Văn Hùng kiểm tra tôm gần 4 tháng tuổi. Ảnh: Tùng Đinh.

Dưới góc độ quản lý tại địa phương, ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa cho biết: Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc sử dụng sản phẩm Mother Water của Bồ Đề trong mùa đông đem lại kết quả rất khả quan, đặc biệt là các chỉ tiêu sinh hóa, màu nước vẫn rất tốt dù tôm đã đạt đến mức 50-60 con/kg.

Sản phẩm có thể nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh để giúp bà con nông dân có thể nuôi tôm ngoài trời trong mùa đông. Nếu như trước đây, việc này là bất khả thi do có rất nhiều rủi ro về môi trường thì hiện nay sản phẩm của Bồ Đề đã giải quyết được.

Hiện nay, khi biết được thành công của gia đình anh Hùng tại Thanh Hóa, nhiều chủ ao nuôi quy mô lớn ở Ninh Bình, Nghệ An cũng đã đến tham quan, học tập và đặt vấn đề được thử nghiệm, phân phối Mother Water tại địa phương mình.

Tôm thẻ chân trắng nuôi ngoài trời trong mùa rét vẫn khỏe mạnh, đạt năng suất cao nhờ sử dụng sản phẩm Mother Water của Tập đoàn Bồ Đề. Ảnh: Tùng Đinh.

Tôm thẻ chân trắng nuôi ngoài trời trong mùa rét vẫn khỏe mạnh, đạt năng suất cao nhờ sử dụng sản phẩm Mother Water của Tập đoàn Bồ Đề. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiệu quả của hợp tác công tư

Kết quả khả quan trên của gia đình anh Lê Văn Hùng ở Thanh Hóa là kết quả của đề án hợp tác công tư - PPP: Chuyên nghiệp hóa người nông dân, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp với Tập đoàn Bồ Đề thực hiện.

Hiện nay, TTKNQG đã phối hợp với nhiều công ty tư nhân để thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, từ vật tư đầu vào cho đến tiêu thụ đầu ra, xen kẽ trong đó là hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân.

Theo ông Đặng Xuân Trường, Trưởng phòng Khuyến ngư của TTKNQG, trong năm 2020, đơn vị đã phối hợp với Tập đoàn Bồ Đề để giới thiệu sản phẩm và xây dựng các mô hình trình diễn tại khu vực ĐBSCL và Thanh Hóa.

Kết quả ban đầu cho thấy, sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng, con tôm lớn nhanh, khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh. Ngoài ra, tôm thành phẩm còn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn về sinh hóa, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu.

Trong thời gian tới, để phát triển đề án PPP Chuyên nghiệp hóa người nông dân, TTKNQG và Tập đoàn Bồ Đề sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác, đưa sản phẩm Mother Water về các địa phương, đến tận tay người nông dân. Điều này sẽ làm giảm các khâu trung gian, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất.

Tôm thẻ chân trắng chuẩn bị vào kỳ thu hoạch của gia đình ăn Lê Văn Hùng ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh.

Tôm thẻ chân trắng chuẩn bị vào kỳ thu hoạch của gia đình ăn Lê Văn Hùng ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh.

Chia sẻ về Mother Water, bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bồ Đề cho biết, điều quan trọng nhất của sản phẩm này là hồi phục, tái sinh lại môi trường đất, môi trường nước đã bị ngộ độ hóa học, ngộ độc hữu cơ hay ngộ độc phèn. Từ đó cân bằng độ pH, tạo oxy đáy hồ và tạo ra hệ vi sinh vật, thức ăn tự nhiên cho các loài cá, tôm.

Bên cạnh đó, khi sử dụng Mother Water, sản phẩm sẽ phá vỡ các liên kết điện tử trong đất, nước tạo ra các khoáng chất dưới dạng hữu cơ sinh học mà tôm, cá có thể hấp thu được. Theo bà Hằng, ngoài việc tạo ra thức ăn tự nhiên, sản phẩm này còn giúp tôm, cá tiêu hóa, hấp thụ tốt khoáng chất đồng thời đào thải dư lượng kháng sinh.

Đối với nông dân, khi tham gia đề án Chuyên nghiệp hóa người nông dân, họ sẽ được đào tạo để sử dụng sản phẩm theo đúng quy trình, giảm được chi phí đầu vào, tăng năng suất và tạo ra được sản phẩm hữu cơ, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Anh Lê Văn Hùng thu tôm để kiểm tra tại ao nuôi ở xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh.

Anh Lê Văn Hùng thu tôm để kiểm tra tại ao nuôi ở xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh.

Người đứng đầu Tập đoàn Bồ Đề cho biết thêm, hiện nay mô hình sử dụng Mother Water đang được xây dựng ở 8 tỉnh vùng ĐBSCL cho nuôi tôm quảng canh và Thanh Hóa là địa phương đầu tiên ở miền Bắc thử nghiệm sản phẩm này.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với TTKNQG để phát triển đề án, nhân rộng mô hình ở cả miền Bắc lẫn miền Trung, đáp ứng được cho cả nhu cầu nuôi tôm công nghệ cao, ao đất và quảng canh”, bà Hằng nhấn mạnh.

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Bồ Đề, mặc dù là sản phẩm công nghệ cao nhưng ưu điểm của Mother Water là rất dễ tiếp cận, sử dụng nên những người nông dân được tập huấn đều có khả năng làm chủ được quy trình.

  • Tags:
Xem thêm
Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.