Ba sáng chế đã được cấp bằng gồm:
-Chế phẩm sinh học phân hủy màng polymer và plastic có nguồn gốc từ dầu mỏ.
-Chủng xạ khuẩn ưa nhiệt Streptomyces sp. XKBD2.1 và chế phẩm xử lý rác thải màng polymer có nguồn gốc từ dầu mỏ có khả năng phân hủy sinh học hay thân thiện môi trường chứa chủng xạ khuẩn ưa nhiệt này.
-Chủng xạ khuẩn ưa nhiệt Streptomyces sp. XKBD2.4 và chế phẩm xử lý rác thải màng polymer có nguồn gốc từ dầu mỏ có khả năng phân hủy sinh học hay thân thiện môi trường chứa chủng xạ khuẩn ưa nhiệt này.
PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà (trái) giới thiệu về men vi sinh vật. |
PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà, Viện Công nghệ sinh học chia sẻ, nhờ vào việc sử dụng đa dạng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã xác định khả năng phân hủy sinh học polymer, chất dẻo bằng enzym ngoại bào laccase; bằng vi sinh vật ưa nhiệt (vi khuẩn, xạ khuẩn); trong điều kiện tự nhiên để làm đối chứng.
Ngoài ra, xác định khả năng phân hủy sinh học của polymer, chất dẻo sau khi có tác động của các tác nhân vật lý; trong đống ủ compost; trong điều kiện hiếu khí, kỵ khí hay kết hợp cả kỵ khí và hiếu khí.
Công nghệ phân tích dữ liệu tại Viện. |
Thời gian tới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học - Công nghệ tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm mới vật liệu di truyền từ Việt Nam (là vi sinh vật) và sử dụng các tác nhân mà đề tài đã chứng minh có khả năng cao để tạo công nghệ hướng tới xử lý rác thải polymer, chất dẻo có khả năng phân hủy sinh học.
“Các chế phẩm mà đề tài đã tạo ra được mô tả trong 3 sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế, cho phép thử nghiệm xử lý rác thải polymer, chất dẻo ở quy mô lớn dần. Góp phần giảm tác động xấu đến môi trường sống và phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam, trong đó có vấn đề ô nhiễm trên biển và đại dương hiện nay”, PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà nhấn mạnh.
GS. Nguyễn Văn Hiệu và PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà giới thiệu chế phẩm sinh học tại buổi họp. |