| Hotline: 0983.970.780

Chết để trừng phạt người sống

Thứ Hai 15/08/2011 , 10:46 (GMT+7)

Những năm gần đây ở huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) có rất nhiều người đã tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón. Họ cho rằng chết là để trừng phạt người còn sống...

Số người ăn lá ngón nhập viện ngày một nhiều
Những năm gần đây ở huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) có rất nhiều người đã tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón. Họ cho rằng chết là để trừng phạt người còn sống, để người sống luôn phải nhớ thương, sống một mình trong đau khổ.

Số vụ tự tử gia tăng

Bác sỹ Ngô Kim Dũng, Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát thống kê, mỗi năm trên địa bàn huyện có đến cả trăm người ăn lá ngón để tìm đến cái chết. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay, bệnh viện đã cứu sống cho hơn 10 người ăn lá ngón tự tử.

Người Mông ở Mường Lát gọi cây lá ngón là “cua tùa nhủ”. Những già làng ở đây cho biết: Cây lá ngón có từ thời xưa, khi ông bà ta sinh ra đã có nó. Độc tố trong lá ngón rất cao, người nào ăn vào chỉ sau vài tiếng là bục ruột chết tại chỗ.

Biết lá cây độc, người dân trong bản mỗi lần đi rừng, làm rẫy thấy cây lá ngón đều phát bỏ đề phòng người sau ăn phải. Cây lá ngón mọc tự nhiên nên việc phát bỏ cũng rất khó khăn. Ở ven đường bất cứ chỗ nào cũng thấy cây lá ngón mọc tốt tươi. Từ những cây “thuốc độc” đó nên mỗi lần trong bản có người nào tức nhau hay không cần mạng sống của mình nữa thì đều tìm đến lá ngón để chết.

Có người chỉ bị người nhà mắng mỏ hay va chạm nhẹ với bà con lối xóm thì ngay lập họ tìm đến cái chết bằng lá ngón. Con bỏ học, bị bố mắng cũng tìm đến lá ngón; vợ chồng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” cũng tìm ngay lá ngón. Rồi hàng xóm cãi nhau con gà qua giậu cũng lại lá ngón… Chính vì thế, số người chết vì lá ngón cứ tăng dần theo năm tháng.

Về độc tính của loại cây rừng này, bác sỹ Dũng cho biết, chỉ với ba chiếc lá ngón là đã giết được mạng người. Bằng chứng là cách đây không lâu một nhóm người Mông đã thử lấy một nắm lá ngón cho vào ruột lợn, sau đó buộc chặt hai đầu lại. Chỉ một lúc sau chiếc ruột lợn phồng to như quả bóng rồi nổ bục.

Theo bác sỹ Dũng, những người ăn lá ngón tự tử nếu không được phát hiện sớm thì ít có cơ hội sống sót. Số người chết do ăn lá ngón chủ yếu là phụ nữ. Trong mấy năm trở lại đây các trường hợp ăn lá ngón được đưa đến bệnh viện đều cứu sống được, trừ một số ca do để quá lâu nên khi đưa vào viện chất độc từ lá ngón đã phát tác khiến nạn nhân chết trước khi tới bệnh viện.

Theo kinh nghiệm của bác sỹ, cứ sau dịp Tết thì số ca tự tử từ lá ngón của đồng bào người Mông lại tăng cao. Có nghĩa là sau những đêm vui kéo bạn, đêm chợ tình đầy ắp tiếng khèn Mông và rực rỡ cánh áo thổ cẩm cùng rượu ngon, thắng cố, những hờn giận, ghen tuông, buồn bực dễ khiến người phụ nữ Mông tìm giải pháp tiêu cực này. Đáng lo ngại so với các năm trước, gần đây số bệnh nhân nhập viện vì lá ngón có chiều hướng gia tăng.

Mất con gà cũng... tự tử

Người dân tộc Mông cho rằng, chết vì giận người thân là cách tốt nhất để trừng phạt người còn sống, để họ luôn phải nhớ thương, phải sống một mình trong đau khổ. Những lý do để tìm đến cái chết thật đáng thương mà cũng đáng giận. Theo những gì bác sĩ Dũng nói thì hầu hết các cuộc tự tử bằng lá ngón ở Mường Lát đều xuất phát từ những cuộc tình có vấn đề.

Mới rồi, Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát đã rất nỗ lực cứu sống được một cô gái người Mông. Chỉ vì dại dột trong lúc giận dỗi chồng đã tìm đến cái chết bằng lá ngón. Đó là trường hợp của Thao Thị C (bản Hua Pù, xã Pù Nhi). Sau khi cãi nhau với chồng vì chuyện mất con gà đang ấp. Tưởng chồng lấy trộm gà đi bán như vậy là hết tình với mình nên C uất ức, buồn tủi cho số phận đã quyết định tìm đến cái chết để người sống khỏi phải bận tâm.

Để ngăn chặn những bi kịch đau lòng xảy ra từ lá ngón, Đoàn Thanh niên huyện Mường Lát đã nhiều lần phát động đợt triệt phá loại cây này ở khu vực các bản Cá Cơm, Pù Ngùa, Cá Nọi, Cá Tớp… của xã Pù Nhi và một số xã khác. Tuy nhiên, loài cây này hợp với địa hình và khí hậu của miền núi cao nên cứ sau mỗi mùa ngô, trên các đồi, nương lại đầy rẫy cây mới mọc lại.

Từ suy nghĩ nông cạn đó, C đã vào rừng ngắt lá ngón ăn. Thấy vợ ra khỏi nhà trong cơn bực tức, linh tính mách bảo, chồng C chạy theo vào rừng thấy  vợ đang ăn lá ngón và nằm sùi bọt mét, tay chân co giật, anh vội vã đưa vợ vào viện và đã được các bác sĩ cứu sống.

Cũng là câu chuyện tình ái, chàng trai Thao Văn L ở bản Pá Hộc và cô gái Hơ Thị L ở bản Cặt, cùng ở xã Pù Nhi đã yêu nhau được một thời gian dài. Hai bên đã có dự định chuẩn bị để cho hai bên gia đình gặp mặt. Vào một hôm, đôi bạn trẻ này rủ nhau lên nương tâm sự vì chuyện tình của họ bỗng nhiên bị gia đình ngăn cản. Không thể hòa giải được, cả hai người đã rủ nhau cùng ăn lá ngón chết với một suy nghĩ chỉ có cái chết thì cả hai mới có thể được ở bên nhau mãi mãi. Rất may khi hai người đang ăn nắm lá ngón thì có người phát hiện. Ngay lập tức cả hai được đưa vào bệnh viện cấp cứu và đã được bác sĩ nhanh chóng rửa ruột cứu sống.

Khi cả hai đều được cứu sống, các bác sĩ đã được nghe về câu chuyện tình đầy cảm động nhưng cũng rất đáng trách. Cô gái nói: "Nếu chúng em chết đi đó cũng là một cách trừng phạt những người thân đang sống, để cho họ luôn phải nhớ thương, đau khổ trong sự nhớ nhung nối tiếc".

Hay như câu chuyện thương tâm về cặp vợ chồng tại xã Pù Nhi (xin giấu tên). Giận chồng, người vợ ăn lá ngón để chồng phải đau khổ. Suốt một tháng trời, người chồng nhớ thương vợ, khóc cạn nước mắt. Anh để lại trên nương một lá thư nói về tình thương với vợ, rồi hái lá ngón để ăn. Khi người trong bản đi nương phát hiện ra thì anh đã chết...

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm