| Hotline: 0983.970.780

Chi 1.860 tỷ đồng hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Thứ Tư 14/06/2023 , 17:09 (GMT+7)

TP.HCM 5 tháng đầu năm 2023, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã chi trả cho gần 56.700 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tính đến 31/5, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 52%. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tính đến 31/5, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 52%. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thông tin trên được ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết tại buổi hội nghị cung cấp thông tin báo chí quý II/2023, ngày 14/6.

Theo ông Lò Quân Hiệp, trong 5 tháng đầu năm 2023, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố ổn định. Đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả các chi tiêu, nhiệm vụ được giao.

Trong 5 tháng đầu năm, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 2,5 triệu người, đạt gần 89% so với kế hoạch giao, tăng 3,7% so cùng kỳ năm trước. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gần 31.700 người, đạt 40% so kế hoạch giao, tăng gần 13% so cùng kỳ năm trước.

Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là trên 2,4 triệu người, đạt trên 88% so với kế hoạch giao, tăng gần 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, trong 5 tháng đầu năm 2023, ngành bảo hiểm xã hội đã giải quyết, chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho gần 548.200 lượt người, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, số người hưởng bảo hiểm xã hội là trên 491.500 người, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022. Có 29 đơn vị, doanh nghiệp báo giảm 500 lao động trở xuống, trong đó, doanh nghiệp cắt giảm lao động nhiều nhất là Công ty TNHH PouYuen Việt Nam thông báo cắt giảm hơn 5.000 lao động từ tháng 5. "Đây là khó khăn, thách thức rất lớn mà Bảo hiểm xã hội TP.HCM phải đối diện", ông Hiệp nói.

Hiện Bảo hiểm xã hội TP.HCM đang quản lý và chi trả cho gần 250.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội TP.HCM phối hợp Sở LĐ-TB&XH TP.HCM chi trả cho gần 56.700 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước. Số tiền chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lũy kế trong 5 tháng đã chi 22.265 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó chi bảo hiểm xã hội là 12.108 tỷ đồng, chi bảo hiểm thất nghiệp là 1.860 tỷ đồng, chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là 8.297 tỷ đồng.

5 tháng đầu năm có trên 2,4 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt trên 88% so với kế hoạch giao.

5 tháng đầu năm có trên 2,4 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt trên 88% so với kế hoạch giao.

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP.HCM thông tin thêm, đến cuối tháng 5 số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp, đơn vị là trên 3.956 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,61% so kế hoạch thu.

"Việc xử lý vi phạm nợ bảo hiểm xã hội hết sức khó khăn, vì tình hình chung các doanh nghiệp hiện nay bị thu hẹp sản xuất, đóng cửa. Do đó, ngoài các biện pháp của ngành bảo hiểm xã hội, giải pháp căn cơ lâu dài vẫn là doanh nghiệp phải duy trì hoạt động sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cũng như các chế độ quy định", ông Hiệp nói.

Về công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số, ông Hiệp cho biết, hiện đã có hơn 4,3 triệu tài khoản đăng ký và sử dụng ứng dụng VssID-bảo hiểm xã hội số tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM và đơn vị đã đồng bộ hơn 6,8 triệu người tham gia vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, trên tổng số 7,7 triệu người (chiếm tỷ lệ 89%).

Đặc biệt, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Ban hành quyết định và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra 1.209 đơn vị, đạt 41% kế hoạch của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo ông Lò Quân Hiệp, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm, Bảo hiểm xã hội TP.HCM sẽ phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu, giảm nợ và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trong đó, phát triển thêm 318.949 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phát triển thêm 48.194 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, số thu đạt và vượt trên 85.700 tỷ đồng.

"Đặc biệt thực hiện quản lý chặt chẽ, hiệu quả, công khai, minh bạch các nguồn tài chính được giao, kiểm soát chặt chẽ công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kịp thời, đầy đủ, đảm bảo đời sống cho người lao động, quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh đúng quy định", lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP.HCM nói.

Từ nay đến cuối năm, Bảo hiểm xã hội TP.HCM tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với 1.740 cuộc để hoàn thành chỉ tiêu bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Phối hợp với Công an TP.HCM khởi tố hình sự đối với các đơn vị không chấp hành theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 14 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt tỉ lệ bao phủ trên 30% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố giải quyết cho hơn 376.000 người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó trên 368.000 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp và gần 8.000 người hưởng chế độ hỗ trợ học nghề.

Trước đó, Thường vụ Quốc hội đã quyết định chi hơn 47.300 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động. Năm 2023, số dư quỹ này là 59.357 tỷ đồng.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm