| Hotline: 0983.970.780

Chia vàng

Thứ Tư 07/01/2015 , 08:09 (GMT+7)

Hoàn tất đám tang cho thân sinh được 5 ngày, ông Nhất gọi 3 người em, một trai, hai gái đến:

- Về đám tang của cha, anh em ta đã tính toán với nhau sòng phẳng rồi. Bây giờ còn một việc này nữa. Là lúc gần mất, bố rút dưới gối ra 6 cây vàng, đưa cho tôi chứ không dặn dò gì. Của bố để lại, gọi là như cái hoa thơm, nên tôi mời chú và hai cô đến đây, chia cho mỗi người một cây, để làm kỷ niệm.

Nói xong, ông đưa ra một cái túi, đổ ra bàn đếm. Tất cả có 60 cái nhẫn trơn, mỗi cái một chỉ. Ông đếm cho mỗi người em mười cái. Còn lại, ông thu tất vào túi, cất vào túi áo mình. Ông Nhị hỏi:

- Bố để lại 6 cây vàng. Anh chia cho mỗi người một cây, vị chi 4 anh em là 4 cây. Còn 2 cây nữa, sao anh không chia nốt?

Ông Nhất điềm nhiên đáp:

- Hai cây ấy là phần tôi. Bố mẹ ở với vợ chồng tôi mấy chục năm trời. Lúc bố mẹ khỏe mạnh, thì miếng ngọt miếng bùi vợ chồng tôi lo. Lúc bố mẹ đau yếu, thuốc men cơm cháo cũng hai vợ chồng tôi chăm sóc. Tôi phải được hưởng chứ.

- Anh là anh cả. Trách nhiệm của anh là phải trông nom săn sóc bố mẹ lúc tuổi già. Bố mẹ ở với anh, nhưng cũng có ăn không của anh chị đâu. Suất ruộng của bố mẹ đấy, cũng thừa thóc ăn. Lúc bố mẹ ốm đau, thuốc men cơm cháo đâu phải chỉ có anh chị lo. Vợ chồng tôi, rồi cô Tam, cô Tứ cũng góp phần vào. Anh đã được nguyên cơ nghiệp của bố mẹ. Thế mà bố mẹ để lại có một tý của thừa, cũng đòi phần hơn. Sao tham thế?

- Chú bảo tôi được nguyên cơ nghiệp của bố mẹ. Thế còn cái cơ nghiệp mà chú thím đang ở bây giờ, đất còn rộng hơn cả đất nhà tôi. Dễ không phải là do bố mẹ mua cho? Làm nhà cho? Chú bảo rằng suất ruộng của bố mẹ cũng thừa thóc ăn.

Thế không có vợ chồng tôi cày cấy, thì cây lúa nó tự mọc lên? Hạt thóc nó tự chạy về nhà chắc? Chú bảo lúc bố mẹ ốm đau, thuốc men cơm cháo thì chú thím cùng hai cô cũng góp phần vào. Thử hỏi mỗi người góp được những gì? Nói thế mà cũng nói.

Cô Tứ bảo:

- Anh Nhất được hưởng cả cơ nghiệp của bố mẹ để lại. Anh Nhị được bố mẹ mua đất, làm nhà cho. Còn chị em em đi lấy chồng, chẳng được gì hết, chỉ tay trắng ra đi. Theo em, thì hai cây vàng còn lại ấy, anh nên chia cho em với lại chị Tam mỗi người một cây. Gọi là để chị em em đỡ thiệt thòi. Bố mẹ là bố mẹ chung.

- Tôi chẳng phải chia cho cô nào sất. Tục lệ ở quê ta, đất đai nhà cửa của bố mẹ để lại chỉ dành cho con trai. Con gái không có phần. Nói thật, lúc bố đưa túi vàng cho tôi, chỉ có vợ chồng tôi biết. Nếu tôi tham mà ỉm đi, thì chú với hai cô biết đâu mà lần. Nhưng tôi không như người ta, nên tôi gọi mọi người đến, chia cho mỗi người một cây. Còn hai cây vàng ấy. Không ai được đòi hỏi gì hết.

Ông Nhị bảo:

- Anh không chia nốt hai cây vàng ấy là không xong với chúng tôi.

- Tôi không chia. Thì chú định làm gì tôi?

- Làm gì. Thì anh sẽ biết. Nói để cho anh thủng cái tai ra. Là đất đai, nhà cửa anh đang ở đây, vẫn còn mang tên của bố mẹ. Bố mẹ chết đi không để lại di chúc, thì theo luật, tài sản đó phải được chia thừa kế theo pháp luật. Con trai con gái đều được phần như nhau.

Tôi sẽ kiện anh ra tòa án, đòi được thừa kế theo pháp luật. Mà đã kiện là tôi thắng. Tòa án sẽ tuyên chia thửa đất, ngôi nhà này thành bốn. Anh muốn ở cả thì phải trả phần cho chúng tôi. Trả bằng đất hay bằng tiền là do tòa án quyết định. Lúc đó anh có hối hận thì đã muộn.

- Được. Tôi thách chú đấy. Chú có giỏi thì cứ đi mà kiện. Kiện đến đâu tôi theo đến đó. Xem phần thắng về ai?

Thế là ông Nhất phải ra tòa vì bị 3 người em kiện đòi chia thừa kế. 2 người em gái ủy quyền cho ông Nhị đại diện cho mình tham gia tố tụng. Để chắc ăn, ông Nhất mời một văn phòng luật sư bảo vệ cho mình với giá 30 triệu đồng. Luật sư đòi đưa cả khối tài sản của ông Nhị vào để chia thừa kế. Nhưng bị tòa bác vì sổ đỏ thửa đất của ông Nhị đã mang tên ông. Và cuối cùng thì ông Nhất vẫn thua kiện.

Tòa đánh giá thửa đất và ngôi nhà mang tên bố mẹ ông mà ông đang ở trị giá 480 triệu đồng. Phần ông được một phần, cộng với 80 triệu đồng là công gìn giữ, tôn tạo nhà, đất. Muốn được ở cả, ông phải trả phần còn lại 3 người kia, mỗi phần 100 triệu đồng. Số tiền đó, ông đang toát mồ hôi vì không biết đào đâu ra.

Nhưng điều đau lòng hơn, là sau vụ kiện, ông và 3 người em không nhìn mặt nhau.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm