| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ giao nhiệm vụ cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030

Thứ Hai 01/03/2021 , 15:36 (GMT+7)

Chính phủ ra nghị quyết giao nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030

Ngày 1/1/2021, Chính phủ ra nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021 và kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới  2021 - 2025.

Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm; phát triển manh kinh tế biển; tăng cường liên kết vùng; phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Ảnh: NNVN

Ảnh: NNVN

Trong đó, ngành nông nghiệp cần đẩy nhanh việc lập và phê duyệt các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn giai đoạn 2021- 2030. Bảo đảm mặt bằng cho thu hút đầu tư, phát triển sản xuất. Thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng, hội nhập quốc tế, khai thác chức năng đặc thù các vùng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn. Phát triển mạnh kinh tế biển, bảo đảm cuộc sống người dân gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong giai đoạn mới, ngành nông nghiệp tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; bố trí nguồn lực phù hợp cho xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp”.

Cụ thể năm 2021, ngành nông nghiệp phải đạt tỷ lệ 91% trở lên được sử dụng nước hợp vệ sinh, 68% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, 75% xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, 193 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đối với nhóm nhiệm vụ về cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, Chính phủ giao nhiệm vụ ngành nông nghiệp, các lĩnh vực chuyển đổi, cơ cấu lại phải gắn với mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghị quyết của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thiện 14 đề án, 5 chương trình mục tiêu phát triển ngành, nghề, lịch vực; trình Chính phủ và Thủ tướng phê duyệt trong năm 2021.

Đối với nhóm nhiệm vụ về quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện 4 đề án trình Chính phủ: Đề án Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu, Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Đề án thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2025, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3% diện tích các vùng biển Việt Nam, Đề án An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ cũng phải hoàn thành chiến lược lược quốc gia cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 trình Chính phủ. Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2021 hoàn thiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình tổng thể Phòng, chống thiên tai quốc gia và Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Xem thêm
Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng. 

Mắm Lê Gia đạt OCOP 5 sao: Thành công là hành trình, không phải điểm đến

Sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.