| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ

Thứ Tư 23/04/2014 , 06:43 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-2022. 

Theo đó, đối với bảo tồn nội vi tập trung vào các khu vực có khả năng còn hổ sinh sống; các khu vực có tiềm năng phục hồi hổ ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó, tập trung chủ yếu ở các Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Pù Mát (Nghệ An), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Mom Ray (Kon Tum) và các Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp (Sơn La), Sông Thanh (Quảng Nam).

Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động gây nuôi bảo tồn hổ; nêu cao công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm về bảo tồn hổ và con mồi của hổ, trong đó, thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các cán bộ thực thi pháp luật về bảo tồn hổ ở các ngành: Công an, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng.

Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, điều tra và xử lý các vụ án buôn bán, vận chuyển trái phép hổ xuyên biên giới; xây dựng trung tâm lưu trữ quốc gia cơ sở dữ liệu và các mẫu vật hổ; thực hiện kiểm kê và đánh dấu tất cả các mẫu vật hổ đang được lưu giữ tại các cơ sở của tổ chức, cá nhân, như: Bảo tàng, cơ sở trưng bày, vườn thú và lập hồ sơ quản lý.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.