| Hotline: 0983.970.780

Chớ chủ quan khi viêm họng, viêm thanh quản

Chủ Nhật 11/11/2018 , 09:01 (GMT+7)

Viêm họng, viêm thanh quản là các bệnh thường gặp về đường hô hấp do nhiều yếu tố như thời tiết, môi trường, đặc thù công việc…

Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan không chữa hoặc tự mua thuốc điều trị. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể chyển thành mạn tính và là yếu tố thuận lợi hình thành các khối u ở thanh quản (đối với bệnh viêm thanh quản); viêm khí quản, viêm khớp, viêm thận nếu chủ quan không điều trị viêm họng kịp thời.

viem-hong-k150624370
Ảnh minh họa

Đa phần bệnh viêm thanh quản không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do viêm thanh quản ảnh hưởng đến giọng, phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Khi bị viêm thanh quản, dây thanh khép không kín khi phát âm nên lượng không khí từ phổi đi ra mất gấp 3 lần bình thường và làm các cơ hô hấp phải gắng sức. Chính vì vậy, người bị viêm thanh quản sẽ nhanh mệt khi nói. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm thanh quản có thể chuyển thành mạn tính và là yếu tố thuận lợi để hình thành các khối u ở thanh quản, nhất là ở nam giới.

Trong khi đó, viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm gây đau cổ họng phổ biến thường xuất hiện vào mùa lạnh. Người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, bệnh có thể xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa, ngoài trời vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ.

“Viêm thanh quản gây khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào), nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt. Viêm họng do vi-rút, người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người. Hội chứng nhiễm khuẩn sẽ gây sốt, môi khô, lưỡi bẩn, cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm (viêm họng do vi khuẩn)”, PGS. TS Bích Đào nói.

Nguyên nhân gây ra bệnh này theo bà Đào là do sự thay đổi nhiệt độ vùng họng, thanh quản. Theo đó, bệnh có thể gặp lúc nóng khi sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể. Sự thay đổi diễn ra đột ngột nên niêm mạc họng thường chưa đủ thời gian để làm ấm như chức năng vốn có, đồng thời làm thay đổi môi trường sống của một số loại vi khuẩn cơ hội trong họng và thanh quản, nhanh chóng gây bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp vào thời tiết giao mùa hoặc mùa đông khi chúng ta ra ngoài mà không giữ đủ ấm cho cơ thể.

Một nguyên nhân khác cũng là “thủ phạm” gây bệnh chính là vi-rút. Bởi theo PGS. TS Bích Đào, họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở nên rất dễ nhiễm khuẩn. “Viêm họng, thanh quản do nấm cũng hay gặp trong mùa hè do thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản”, bà Đào nhấn mạnh.

Để phòng ngừa, PGS. TS Bích Đào cho rằng người bệnh cần được đi khám đề tùy vào mức độ bệnh có những phác đồ điều trị kịp thời. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm đường uống, hạ sốt, giảm đau, giảm phù nề, chống dị ứng... Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định làm khí dung họng - thanh quản bằng hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề tại các cơ sở y tế.

“Bên cạnh đó người bệnh cần giữ ấm, chườm nóng vùng cổ là rất cần thiết, uống nước giá đỗ luộc nóng, uống trà gừng, ngậm chanh đào ngâm mật ong... để hỗ trợ điều trị. Hạn chế nói trong 3-5 ngày; súc họng bằng nước có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý...

Ngoài ra, mỗi nhà cần sử dụng điều hòa đúng cách, giữ ấm vùng cổ khi sử dụng nhiệt độ điều hòa thấp dưới 26 độ. Khi sử dụng thực phẩm nên chú ý đừng để quá lạnh nhất là những người có cơ địa dị ứng.

Một đặc điểm cần lưu ý ở viêm thanh quản cấp là nếu viêm thanh quản xảy ra ở trẻ dưới một tuổi rất cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề, nhất là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng. Trường hợp viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội, có khả năng mở khí quản thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị kịp thời”, PG, TS Bích Đào lưu ý.

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm