| Hotline: 0983.970.780

Chợ Lách nỗ lực xây dựng NTM

Thứ Năm 04/10/2018 , 08:49 (GMT+7)

Những năm gần đây, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có nhiều nỗ lực trong công tác vận động, tuyên truyền để xây dựng NTM. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng tươi mới, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

19-29-59_dien_mo_nong_thon_huyen_cho_lch_ngy_mot_tuoi_moi
Diện mạo nông thôn huyện Chợ Lách ngày một tươi mới

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách thông tin: “Từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu xây dựng trên địa bàn huyện quản lý đã giải ngân được 15,218 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách huyện là hơn 14 tỷ đồng; ngân sách xã là hơn 1,1 tỷ đồng”.

Theo ông Liêm, địa phương luôn chú trọng đầu tư, thường xuyên duy tu, sửa chữa các tuyến đường GTNT trên địa bàn. Cùng với đó, hệ thống cầu, đèn chiếu sáng ở khu vực nông thôn luôn được huyện triển khai xây dựng khang trang. Góp phần tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn.

Theo đó, địa phương đã xây dựng được 2,52km đường nhựa (đạt 168% kế hoạch), 14,6km đường bê tông (đạt 73% kế hoạch); xây dựng mới 2 cây cầu GTNT với tổng kinh phí đầu tư 3,85 tỷ đồng; hoàn thành 14 công trình GTNT trong chiến dịch mùa hè xanh năm 2018.

Công tác bảo vệ đê điều, nạo vét kênh mương luôn được huyện Chợ Lách quan tâm, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện rất sát sao. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, huyện đã đưa vào sử dụng 2 công trình đê bao có chiều dài 3km, tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng.

“Hiện chúng tôi đang tiếp tục thi công công trình tuyến đê bao ở xã Long Thới và Vĩnh Hòa với chiều dài 6,45km và tiến hành nạo vét các tuyến kênh rạch, nhằm khơi thông dòng chảy, đảm bảo điều kiện sản xuất cho người dân địa phương”, ông Liêm cho biết.

Ông Nguyễn Văn Thông, 55 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hòa, phấn khởi: “Từ khi tuyến đê bao Hòa Lộc được đưa vào sử dụng thì tình hình sản xuất của người dân chúng tôi được cải thiện rất rõ. Tôi thật sự vui mừng vì địa phương đã quan tâm đến cuộc sống của người dân địa phương”.

Đến nay, hạ tầng nông thôn huyện Chợ Lách đã đổi thay, bộ mặt nông thôn của địa phương này ngày một khởi sắc. Có được thành công đó, chính là nhờ vào sự sáng suốt của cả Đảng bộ, chính quyền địa phương, cùng với sự đồng lòng hưởng ứng của người dân trong công tác triển khai, xây dựng NTM.

19-29-59_duong_vo_x_ntm_son_dinh_duoc_xy_dung_khng_trng
Đường vào xã NTM Sơn Định được xây dựng khang trang

Ông Bùi Thanh Liêm cho biết thêm: “Để tránh nguy cơ nguồn cung vượt cầu, huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo hướng đảm bảo chất lượng, chủng loại và phù hợp với thị trường. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM và xây dựng chuỗi giá trị”.

Theo đó, huyện đang triển khai chương trình hành động về nâng cấp chuỗi giá trị sản xuất cây giống. Trong đó, tập trung hoàn thiện chuỗi giá trị bưởi da xanh, chôm chôm và hoa kiểng.

Theo ông Liêm, trong 9 tháng đầu năm 2018, huyện đã tăng cường chỉ đạo các địa phương trong phát triển kinh tế tổ hợp tác (THT). Toàn huyện Chợ Lách hiện có 128 THT, tăng 5 THT so với đầu năm 2018; có 31 làng nghề, 11 HTX cây giống, hoa kiểng hoạt động hiệu quả. Đáng chú ý, HTX chôm chôm Sơn Định tham gia sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị thuộc chương trình của tỉnh Bến Tre.

Nhờ chuyển dịch, cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương hiệu quả nên tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn khoảng 5%. Cùng với đó, công tác chăm lo đời sống cho người nghèo luôn được địa phương đặc biệt quan tâm. Cụ thể, cấp 6.668 thẻ BHYT cho hộ nghèo, hơn 1.500 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương ngày được nâng cao chất lượng. Mạng lưới y tế cơ sở được hoàn thiện, 100% Trạm y tế xã có bác sĩ, 10/10 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

19-29-59_cy_giong_l_the_mnh_cu_nguoi_nong_dn_huyen_cho_lch
Cây giống là thế mạnh của người nông dân huyện Chợ Lách

Về Chợ Lách hôm nay, đường sá thông thoáng, sạch đẹp, mạng lưới GTNT thông suốt, rộng khắp. Ven đường là hình ảnh những người nông dân đang cần mẫn cắt tỉa, bón phân cho cây trồng xanh tốt với ước mong vụ mùa bội thu. Tin rằng, địa phương sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa trrong thời gian tới.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.