| Hotline: 0983.970.780

Chủ động tưới tiêu cho 3.000ha đất nông nghiệp ở vùng cao biên giới

Thứ Năm 21/10/2021 , 19:38 (GMT+7)

Vận hành các công trình thuỷ lợi phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hằng năm, nhưng huyện biên giới Mường Khương (Lào Cai) vẫn đảm bảo chủ động tưới cho 3.000ha đất nông nghiệp.

Hàng nghìn diện tích lúa ở huyện Mường Khương được đảm bảo nước tưới tiêu. Ảnh: T.L

Hàng nghìn diện tích lúa ở huyện Mường Khương được đảm bảo nước tưới tiêu. Ảnh: T.L

Đảm bảo tưới tiêu cho vùng cao biên giới

Mường Khương là huyện nghèo, vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, với diện tích đất tự nhiên 55.434,33 ha. Tại đây, 14 dân tộc anh em sinh sống đan xen ở 157 thôn, tổ dân phố, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý, khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã được cải thiện, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Toàn huyện có 213 công trình thủy lợi với trên 444km kênh. Trong đó gồm 410 km kênh kiên cố, gần 35km kênh đất và 291 đập dâng (253 đập dâng kiên cố, 38 đập tạm), 17 hồ chứa thuỷ lợi.

Các công trình thuỷ lợi nói trên giúp chủ động tưới tiêu gần 3.000ha đất nông nghiệp trong đó vụ xuân là trên 427ha; vụ mùa 1.919ha; diện tích rau màu, mạ 423ha và gần 69ha diện tích thủy sản, số còn lại là diện tích tiêu úng là 104ha…

Để vận hành và quản lý các công trình thủy lợi nêu trên, toàn huyện có 16 ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã với 48 người; 112 tổ quản lý thủy nông với 341 người trực tiếp tham gia công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi.

Ông Ứng Văn Phương, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Mường Khương cho biết, nhờ các chính sách hỗ trợ của tỉnh, của Trung ương và sự vào cuộc của hệ thống chính trị địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã và các tổ quản lý công trình thủy lợi có kinh phí để thực hiện việc sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình.

Tuy nhiên, do đặc thù là huyện miền núi nên nên hầu hết các đầu nguồn của công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt đều phụ thuộc vào lượng mưa hằng năm. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình trên các sườn núi dốc nên thường xuyên xảy ra sạt lở làm hư hỏng công trình vào các mùa mưa.

Trong khi vốn đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới rất hạn chế gây khó khăn trong công tác vận hành, khai thác sử dụng và quản lý công trình. Mặt khác, nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ, cải tạo các công trình sau đầu tư còn nhiều hạn chế.

Sạt lở hồi tháng 9/2021 khiến những công trình giao thông, kênh mương thủy lợi bị hư hỏng. Ảnh: T.L

Sạt lở hồi tháng 9/2021 khiến những công trình giao thông, kênh mương thủy lợi bị hư hỏng. Ảnh: T.L

Tăng cường công tác kiểm tra công trình định kỳ

Cũng theo ông Ứng Văn Phương, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công tác phối hợp với các xã, thị trấn trong công tác kiểm tra việc khai thác, sử dụng, bảo dưỡng công trình của phòng chưa được thường xuyên.

Sang năm 2021, ngay từ đầu năm phòng kết hợp công tác kiểm tra sản xuất vụ đông xuân đã tiến phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra công tác nạo vét kênh mương, tích trữ nước trong các hồ chứa nhằm phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Dự kiến, từ nay đến cuối năm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt tại các xã, thị trấn…

Mặc dù vậy, vẫn còn tình trạng xâm phạm đến công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện. Cụ thể, năm 2020, trên địa bàn huyện có một trường hợp đã sử dụng đập tràn của hồ Na Nối để quây, rào bằng tre đan và lợp bằng bạt và prô xi-măng để nuôi, nhốt gia cầm. Ngay sau đó, UBND xã, ban quản lý công trình hạ tầng và tổ quản lý công trình thủy lợi của xã Bản Xen đã xử lý bằng hình thức nhắc nhở yêu cầu tháo dỡ, khắc phục nguyên hiện trạng ban đầu…

Đối với phạm vi vùng phụ cận, hầu hết UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt theo quy định. Một số công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không ảnh hưởng đến an toàn năng lực, hiệu quả phục vụ tưới của công trình…

Cũng theo ông Phương, khó khăn nhất hiện nay là những năm gần đây, do ảnh hưởng của thiên tai một số công trình giao thông thường xuyên xảy ra sạt lở với khối lượng lớn, công trình thủy lợi trên địa bàn xã bị hư hỏng nặng. Trong khi, kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hằng năm không đủ để thực hiện sửa chữa, khắc phục.

Ý thức của người dân chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ công trình, sử dụng lãng phí nguồn nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng một số công trình hạ tầng như thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa cũng như hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia quản lý. Do đó, dẫn đến việc quản lý còn lỏng lẻo, công trình hư hỏng quá lớn không được sửa chữa thường xuyên.

Để đảm bảo các công trình thủy lợi được quản lý, sử dụng có hiệu quả trong thời gian tới, phòng ban chuyên môn thường xuyên tổ chức kiểm tra công trình định kỳ hoặc ngay sau khi có thiên tai xảy ra để có kế hoạch nạo vét kênh mương, kịp thời sửa chữa, khắc phục những hư hỏng nhỏ…

    Tags:
Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm