| Hotline: 0983.970.780

Vận hành hiệu quả gần 700km kênh thuỷ lợi

Thứ Sáu 08/10/2021 , 14:13 (GMT+7)

Lào Cai Việc vận hành gần 700km kênh thuỷ lợi hiệu quả đã góp phần mang lại mùa màng bội thu cho bà con vùng cao.

Công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng kênh thuỷ lợi được thực hiện thường xuyên nên đảm bảo nước tưới cho đồng ruộng. Ảnh: H.Đ

Công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng kênh thuỷ lợi được thực hiện thường xuyên nên đảm bảo nước tưới cho đồng ruộng. Ảnh: H.Đ

Vận hành hiệu quả nhờ tổ duy tu

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, vực sâu. Trong khi đó, hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều trên toàn khu vực. Do đó, các công trình thuỷ lợi hầu hết đều lấy nước từ các khe lạch, khe đồi, núi, suối nhỏ... để phục vụ tưới tiêu.

Toàn huyện hiện có 441 đập đầu mối, hồ chứa với tổng chiều dài kênh lên tới 694,56km. Các loại cây trồng được tưới bằng công trình thuỷ lợi thuộc diện hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của huyện này lên tới 6.721ha.

Với đặc điểm các công trình thủy lợi nói trên nên công tác duy tu bảo dưỡng công trình gặp không ít khó khăn. Thế nhưng nhờ các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi ở cơ sở nên nhiều tuyến công trình đầu tư mang lại hiệu quả tưới tiêu, năng suất canh tác, nước sinh hoạt góp phần xóa đói giảm nghèo ở nhiều thôn trên địa bàn huyện.

Tại xã Bản Qua, một trong số vựa lúa, rau màu của huyện vùng cao Bát Xát, hệ thống mương thuỷ lợi của xã này phục vụ tưới tiêu tới 525ha. Hệ thống kênh thủy lợi của xã được chia ra các nhánh và giao cho các tổ duy tu, bảo dưỡng nhằm đảm bảo nước cho mỗi mùa vụ.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổ trưởng tổ duy tu, bảo dưỡng kênh thuỷ lợi thôn Bản Vai cho biết, hệ thống kênh thuỷ lợi của thôn gồm 5 tuyến chính, tổng chiều dài 5,7km, tưới tiêu cho 3 thôn Bản Vai, Tân Bảo, Bản Qua với diện tích 16,2ha. Ngoài ra, còn cung cấp nước cho 10,2ha nuôi trồng thuỷ sản.

"Quá trình duy tu bảo dưỡng thường vào thời điểm xảy ra mưa to gió lớn khi kênh bị đất đá, cát vùi lấp, tắc nghẽn. Khi đó, tổ thuỷ lợi của chúng tôi gồm 6 người xem xét khối lượng bị vùi lấp nếu ít thì tự làm, quá nhiều thì huy động thêm nhân dân trong thôn để nạo vét. Với hư hỏng nhẹ, thôn cũng tự khắc phục nhất là với các vết đứt gãy hoặc rò rỉ nhỏ", ông Chiến cho biết.

Do đó, từ nhiều năm nay, kênh thuỷ lợi của thôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt và đảm bảo nước cho 2 vụ mùa để bà con trồng lúa Séng Cù và Bắc Thơm...

Ông Nông Văn Páo cũng như những người dân trong thôn khẳng định, canh tác ở đây bao nhiêu năm nhưng chưa khi nào phải lo lắng việc thiếu nước. Vì vậy cứ đều đặn nhà ông Páo gieo khoảng 10kg thóc giống và tằng tằng hai vụ một năm, lúc nào mùa màng cũng bội thu.

Kênh thuỷ lợi đưa nước tưới tới những cánh đồng lúa ở Bát Xát (Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Kênh thuỷ lợi đưa nước tưới tới những cánh đồng lúa ở Bát Xát (Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Cần di chuyển 4 hộ dân ở hạ lưu hồ Tả Xín

Ông Lê Huy Giang, Phó Phòng NN-PTNT huyện Bát Xát cho biết, cơ bản các công trình sau đầu tư trên địa bàn huyện đều mang lại hiệu quả cao, đảm bảo nước cung cấp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho người dân, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái và giảm thiểu thiên tai xảy ra.

Tuy nhiên, một số công trình  chưa đáp ứng được, việc kiên cố hoá do được đầu tư xây dựng từ trước năm 2000 nay đã bắt đầu xuống cấp. Trong khi vốn đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới rất hạn chế gây khó khăn trong công tác vận hành, khai thác sử dụng và quản lý công trình; nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ, cải tạo các công trình sau đầu tư còn nhiều hạn chế.

Trên địa bàn huyện hiện có 2 hồ chứa phục vụ cho công tác điều tiết nước sản xuất kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó, hồ Tả Xín của thị trấn Bát Xát hiện đang thi công sửa chữa và nâng cao an toàn đập; hồ Vĩ Kẽm nằm trên địa bàn xã Quang Kim không phục vụ cho công tác điều tiết nước tưới sản xuất mà chỉ phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản do Trung tâm Giống Nông nghiệp Lào Cai quản lý khai thác sử dụng.

Qua kiểm tra cơ bản các hồ, đập chứa nước bảo đảm an toàn, đủ năng lực chống lũ, đáp ứng các nhu cầu cấp thoát nước tại khu vực và cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản...

Tuy nhiên, tại hồ Tả Xín hiện có 4 hộ gia đình nằm ở hạ lưu tràn xả lũ của hồ và đây là khu vực nguy hiểm nên cần di chuyển các hộ. Cho đến nay, UBND huyện đã thống nhất với Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai phê duyệt dự án xây cống thoát nước từ xả tràn hồ Tả Xín qua đường và di chuyển 4 hộ dân này.

Ngoài ra, qua rà soát các hành vi vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn các xã, thị trấn xảy ra tình trạng một số người dân canh tác vào vùng phụ cận kênh thủy lợi. Về việc này, UBND các xã, thị trấn, ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã và tổ quản lý công trình thủy lợi đã nhắc nhở, yêu cầu khắc phục kịp thời đảm bảo không mất an toàn cho công trình.

    Tags:
Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm