| Hotline: 0983.970.780

Chưa hoàn hồn sau bão số 5 đã nơm nớp lo bão số 6

Thứ Năm 07/11/2019 , 14:00 (GMT+7)

Vừa chịu thiệt hại trong cơn bão số 5 xảy ra vào đầu tháng 11, chưa kịp khắc phục thì đã lo phòng chống bão số 6, người dân Bình Định hiện đang sống trong tâm trạng đầy rẫy âu lo.

Đứng trên chiếc tàu cá của mình đang neo đậu để sửa chữa những hư hỏng trong cơn bão số 5 vừa qua, ngư dân Nguyễn Việt Hằng ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định), lo lắng: “Trước cơn bão số 5, tôi đã cẩn trọng đưa 1 chiếc tàu vỏ thép và 2 tàu vỏ gỗ của mình vào neo đậu tránh trú bão tại Cảng cá Quy Nhơn.

Nhưng khi bão vào, sóng gió quá mạnh đã khiến 2 tàu vỏ gỗ va đập với nhau gây nứt be, dạt mũi tàu, vỡ hết dàn điện; còn tàu vỏ thép thì trôi tấp mắc cạn. Hiện tôi đang đưa 2 tàu vỏ gỗ về neo đậu tại Cảng cá Quy Nhơn để sửa chữa thì nghe tin bão số 6 sắp đổ bộ vào với cường độ mạnh hơn bão số 5, nghĩ về mấy chiếc tàu cá của mình mà lòng tôi như đang có lửa đốt, liệu chúng có an toàn trong cơn bão này không”.

Ngư dân Nguyễn Việt Hằng đứng trên con tàu của mình vừa hư hỏng trong bão số 5 chưa kịp sửa chữa giờ lại đang lo cho số phận của nó trong bão số 6.

Đồng cảnh ngộ, ngư dân Nguyễn Trung Lợi ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát, Bình Định), chủ chiếc tàu cá BĐ 93415 TS vừa mới được cải hoán, tăng chiều dài thân tàu lên trên 15m để hoạt động vùng khơi theo quy định thì đã bị hư hỏng do bão số 5.

Tàu đang neo đậu tránh trú bão thì bị trôi neo, mất cả ngư lưới cụ, va đập với các tàu khác gây hư hỏng nhiều chỗ. Ngư dân Lợi vừa đưa tàu lên đà sửa chữa để chuẩn bị đi đánh bắt thì tin bão số 6 lại vào, khiến anh đứng ngồi không yên.

Vừa bị thiệt hại nặng nề trong bão số 5, chưa kịp khắc phục thì người dân nuôi thủy sản lồng bè ở khu vực Hải Minh, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) tiếp tục giằng chống lồng bè để giảm thiệt hại trong bão số 6.

Tâm trạng của người nuôi thủy sản lồng bè ở TP Quy Nhơn cũng đầy lo lắng. Ông Lê Văn Hưng, 1 hộ nuôi cá lồng bè ở KV9, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), than thở: “Tôi có 6 bè với 54 lồng nuôi gần 30.000 con cá chẽm, cá hồng, cá mú. Cơn bão số 5 đã làm 3 bè nuôi hư hỏng nặng, trôi mất 10 lồng nuôi hơn 4.000 con cá chẽm, thiệt hại hơn 150 triệu đồng. Tôi vừa sửa chữa lại lồng, bè tính chuyện tiếp tục sản xuất thì nghe bão số 6 lại vào nên tôi dừng thả giống, lo mua thêm dây, neo để giằng cột lồng, bè phòng ngừa cơn bão mới sắp tới”.

Theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn Bình Định, hiện Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản Bình Định, Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn, các huyện, thành phố ven biển đang phối hợp với gia đình chủ tàu thông báo, hướng dẫn cho thuyền trưởng tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão số 6 để chủ động phòng tránh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm