| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu

Thứ Ba 04/08/2020 , 17:13 (GMT+7)

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị giao các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường nhập khẩu.

Bộ Công Thương giao Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ này phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam theo dõi để kịp thời đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu. Ảnh: TL.

Bộ Công Thương giao Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ này phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam theo dõi để kịp thời đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu. Ảnh: TL.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với đường nhập khẩu

Cụ thể, trong Chỉ thị số 11/CT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký ban hành ngày 4/8 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu mặt hàng đường nêu rõ, Chỉ thị của Bộ Công Thương nhằm thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai vác giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu đường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 1/8/2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6287/VPCP-KTTH gửi Bộ Công Thương trả lời về nội dung phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường theo kiến nghị của Bộ Công Thương. Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Văn Phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương với chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan tiếp tục triển khai, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành. Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc vượt thẩm quyền.

Theo đó, Bộ Công Thương giao Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ này phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam theo dõi để kịp thời đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu.

Thống kê, hình thành cơ sở dữ liệu đồng bộ, chính xác về tình hình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu trên cơ sở thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường.

Giao Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Vụ Pháp chế, các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Mía đường Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu mặt hàng đường trong tình hình mới. Giao Vụ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, Bộ Khoa học công nghệ nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mặt hàng đường.

Tăng cường quản lý mặt hàng đường nhập khẩu

Giao Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 185/2013/NĐ-CP trình Bộ Công Thương và Chính phủ theo hướng nâng cao mức xử phạt và các hình thức răn đe đối với hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ mặt hàng đường nhập lậu.

Phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng đường và chất tạo ngọt.

Cục Xúc tiến thương mại đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đường và các sản phẩm từ đường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng đường, đặc biệt là các thị trường đã ký kết hiệp định thương mại tự do.

Quản lý thị trường Long An bắt giữ đường cát nhập lậu. Ảnh: Kiến Văn.

Quản lý thị trường Long An bắt giữ đường cát nhập lậu. Ảnh: Kiến Văn.

Với Vụ Thị trường trong nước, tích cực hỗ trợ các nhà máy đường trong nước tiêu thụ sản phẩm qua các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi theo hướng ưu tiên các mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.

Giao Cục Công nghiệp chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo ưu tiên sử dụng mặt hàng đường sản xuất trong nước làm nguyên liệu cho sản xuất.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tiếp tục nghiên cứu khả năng điều chỉnh mua giá điện đồng phát thơ hướng hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu sinh khối.

Bộ Công Thương cũng giao Vụ Chính sách thương mại đa biên tiếp tục nghiên cứu, làm rõ với các nước ASEAN về khả năng vận dụng Nghị định thư về đối xử đặc biệt với mặt hàng gạo và đường trong ASEAN.

Theo số liệu chúng tôi có được, trong số các nước xuất khẩu đường vào Việt Nam, hiện cán cân thương mại thâm hụt lớn nhất với mặt hàng đường nhập khẩu từ Thái Lan. Tính từ đầu năm 2020 đến hết quý II/2020, lượng đường Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam tăng đột biến, đạt mức 0,66 triệu tấn, cao hơn cùng kỳ 2019 khoảng 0,56 triệu tấn. Nguyên nhân nhập khẩu mặt hàng đường Thái Lan tăng đột biến do Hiệp định Hàng hóa ASEAN (ATIGA) ký kết giữa Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó có Thái Lan chính thức được áp dụng với mặt hàng đường từ 1/1/2020 với mức thuế chỉ còn 0 - 5%.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Nam Ngư cùng bà con đảo Lý Sơn đón Tết

Hơn 80.000 chai Nam Ngư Ớt Tỏi Lý Sơn đã cập bến để chung vui đón Tết cùng bà con huyện đảo Lý Sơn, gửi gắm cho mùa vụ tỏi mới bội thu.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.