| Hotline: 0983.970.780

'Chúng tôi không nhận tiền là để hỗ trợ những người ở tuyến đầu chống dịch'

Thứ Ba 12/05/2020 , 19:37 (GMT+7)

Tại Thanh Hóa những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin việc chính quyền ép người dân ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do đại dịch covid-19.

Nói về việc người dân xã Xuân Sinh tình nguyện không nhận tiền hỗ trợ dịch covid-19, tài khoản Facebook Lm Trần Chính Trực đăng tus: “Ép người dân buộc phải ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do đại dịch covid 19 đã được làm sẵn theo kiểu này là không được”. Đăng kèm tút này là Đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do đại dịch covid-19 của ông Lê Xuân Quang, một hộ cận nghèo tại thôn 4, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân.

Các tài khoản facebook đăng tút việc ép người dân ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ đại dịch covid-19 được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và nhiều bình luận trái chiều. Ảnh: Võ Dũng.

Các tài khoản facebook đăng tút việc ép người dân ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ đại dịch covid-19 được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và nhiều bình luận trái chiều. Ảnh: Võ Dũng.

Tài khoản Facebook Ly Hoang Chinh cũng đăng tus dài kèm lá đơn của ông Quang với tiêu đề: “Chiếc bánh vẽ và nước mắt cần lao!?”...

Những thông tin trên lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận được nhiều lượt like (thích), share (chia sẻ) cũng như những coment (bình luận) trái chiều.

Tuy nhiên, những người trong cuộc khi trao đổi với chúng tôi khẳng định, những thông tin trên không đúng sự thật.

Ông Lê Xuân Quang khẳng định việc không nhận tiền hỗ trợ là hoàn toàn tự nguyện và để hỗ trợ những người ở tuyến đầu chống dịch. Ảnh: VH.

Ông Lê Xuân Quang khẳng định việc không nhận tiền hỗ trợ là hoàn toàn tự nguyện và để hỗ trợ những người ở tuyến đầu chống dịch. Ảnh: VH.

Ông Lê Quang Xuân Quang, sinh năm 1976 tại thôn 4, xã Xuân Sinh bất ngờ khi biết ai đó chụp ảnh lá đơn tự nguyện để đăng tút trên mạng xã hội.

“Tôi cũng không biết họ làm cách nào có được hình ảnh lá đơn cũng như đăng với mục đích gì nhưng tôi khẳng định, việc ký vào đơn xin tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ dịch bệnh covis-19 là do gia đình tôi hoàn toàn tự nguyện; xã, thôn cũng không xuống vận động gì”- ông Quang cho biết.

Hỏi vì sao không nhận tiền hỗ trợ, ông Quang chia sẻ: “Tôi thấy những cụ già chống gậy lên xã chuyển tiền hỗ trợ toàn dân phòng chống dịch, lại thấy những người ở tuyến đầu chống dịch rất khổ sở nên đã có ý định không nhận tiền khi có thông tin được hỗ trợ. Ngày 30/4, các con về nhà nghỉ lễ cũng khuyên tôi không nhận hỗ trợ để góp phần cùng cả nước phòng chống dịch. Nếu nhận, 4 nhân khẩu nhà tôi sẽ được 3 triệu đồng nhưng tôi ở quê, trong dịch dã, cây rau, hạt gạo tự làm ra được, vẫn tự trang trải được. Chúng tôi không nhận tiền là để nhường lại cho những hộ khó khăn hơn, hỗ trợ những người ở tuyến đầu chống dịch”.

Trao đổi về việc tại sao có mẫu đơn được soạn sẵn và phản ứng của địa phương khi có những thông tin đăng trên mạng xã hội, ông Lê Chí Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Sinh cho biết: “Sau khi Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ ra đời, xã đã công khai, niêm yết đến tận các thôn; các thôn đã tổ chức họp, rà soát tới từng hộ. Thông qua đó, nhiều hộ đã tự nguyện đăng ký không nhận tiền hỗ trợ covid-19. Nhưng do một số người dân không biết viết đơn, họ muốn xã soạn sẵn để thuận tiện. Xã thấy như vậy là hợp lý nên cán bộ chính sách xã đã soạn sẵn mẫu cụ thể, ai tự nguyện thì ký vào, không hề ép buộc. Cũng có những hộ tự tay viết đơn không nhận số tiền hỗ trợ này”.

Bên cạnh những lá đơn được đánh sẵn, người dân tự nguyện ký vào, một số hộ dân cũng tự viết đơn không nhận tiền hỗ trợ. Ảnh: VH.

Bên cạnh những lá đơn được đánh sẵn, người dân tự nguyện ký vào, một số hộ dân cũng tự viết đơn không nhận tiền hỗ trợ. Ảnh: VH.

Theo ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND Huyện Thọ Xuân, toàn huyện có 26 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện hưởng chính sách từ gói hỗ trợ của chính phủ do dịch covid-19. Đến thời điểm này, Thọ Xuân đã chi trả được khoảng 97-98%. Những hộ không nhận tiền hỗ trợ  chủ yếu là hộ cận nghèo.

UBND xã Xuân Sinh báo cáo sự việc lên UBND huyện Thọ Xuân và khẳng định không ép buộc người dân ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ dịch covid-19. Ảnh: Võ Dũng.

UBND xã Xuân Sinh báo cáo sự việc lên UBND huyện Thọ Xuân và khẳng định không ép buộc người dân ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ dịch covid-19. Ảnh: Võ Dũng.

“Việc không nhận tiền hỗ trợ dịch covid-19 hay ủng hộ, góp sức cùng chính phủ chống dịch là một nghĩa cử cao đẹp, cần nhân rộng. Tuy nhiên, việc làm đó cũng phải xuất phát từ tinh thần tự nguyện của người dân. Sau khi nhận được thông tin từ mạng xã hội và qua báo cáo của UBND xã Xuân Sinh, huyện đã cho tất cả các xã trên địa bàn rà soát lại. Nếu thực sự chính quyền ép người dân thì phải chấn chỉnh ngay. Chiều nay chúng tôi đang giao ban với các xã để nắm tình hình. Sau khi xác định có hay không sự việc trên mới đề xuất phương án xử lý” – ông Hải cho hay.

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết ngày 10/5/2020, toàn tỉnh đã có gần 3,5 nghìn đối tượng thuộc diện được hỗ trợ do gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 nhưng tự nguyện không nhận. Trong đó gồm có người có công với cách mạng, thương bệnh binh, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó, Thọ Xuân có gần 2 nghìn đối tượng, Quảng Xương trên 3 trăm đối tượng...

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.