| Hotline: 0983.970.780

Chuyện anh thợ hồ thành võ sĩ 'khổng lồ'

Thứ Bảy 09/11/2019 , 07:05 (GMT+7)

Sau 3 năm gia nhập môn võ Vovinam, Trần Ngọc Tú (sinh năm 1997, đội tuyển Vovinam TP Hồ Chí Minh) cao 2,20 m, nặng gần 120 kg giành huy chương vàng quốc gia.

08-32-14_nh_1
Trần Ngọc Tú tập luyện cùng đồng đội.

Anh được biết đến là vận động viên thể thao cao nhất và người cao thứ hai ở Việt Nam, sau một người đàn ông ở Cà Mau, cao 2,55 m.
 

Cuộc đời cơ cực

Trần Ngọc Tú sinh ra trong gia nông dân ở xã Thiệu Thịnh (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Tú là con thứ hai trong gia đình có ba anh em. Lên 5 tuổi, người mẹ của Tú qua đời vì bạo bệnh. Cuộc sống qua ngày nhờ vào những đồng tiền của người cha làm thợ hồ xa nhà đưa về nuôi sống, ba anh em ở cùng bà nội.

Tú lớn lên trong gia đình bình thường về chiều cao, cha anh là cao 1,7 m, mẹ cao 1,6 m, anh trai cao 1,7 m. Cả dòng họ của Tú người cao nhất 1,8 m. Từ nhỏ, chế độ ăn uống của Tú không có gì đặc biệt, thậm chí còn thua kém nhiều người do gia đình còn khó khăn.

Khi 12 tuổi, Tú bước sang lớp 7 thì đành nghỉ học, vì cuộc sống nghèo khó nên phải theo cha và anh trai đi nhiều tỉnh phía Bắc làm phụ hồ. Thời điểm này, giọng nói của Tú bắt đầu ồm do vấn đề về tuyến yên, đây cũng là nguyên nhân khiến anh phát triển chiều cao bất thường.

Gắn bó công việc này được ba năm, Tú cao 1,98 m và khi anh đang làm thợ xây dựng một công trình thể thao ở Hà Nội. Lúc này, có một huấn luận viên của câu lạc bộ bóng chuyền Tập đoàn Dầu khí đi qua, người này thấy Tú có chiều cao quá khủng nên đưa về tập luyện. Việc này với mong muốn Tú trở thành một vận động viên chuyên nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên sau một tháng, Tú hăng say tập luyện nhưng năng khiếu về môn thể thao này không phù hợp. Sau đó, Tú được giới thiệu sang bộ môn vật tự do của tỉnh Ninh Bình. Tưởng rằng qua sân chơi mới, anh sẽ thích nghi và gắn bó với môn thể thao mới, ai ngờ anh cũng không thể hiện được tố chất với bộ môn này.

08-32-14_nh_2
Để đo chiều cao của Tú, người đo phải bắc ghế đứng lên.

Năm 2013, Tú được một huấn luận viên đội pencak silat Vĩnh Phúc tuyển về. Tại đây, Ngọc Tú được hưởng một khoản duy nhất là tiền ăn 135 nghìn đồng/ngày mà không có tiền công hay tiền đẳng cấp do mới tập luyện, lại chưa có thành tích.

Mức 135 nghìn đồng thực sự chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng bằng 3-4 lần bình thường của Tú. Bình thường mỗi bữa Tú ăn tới 8 bát cơm mà vẫn thòm thèm. Thi thoảng các thầy lại phải bỏ tiền túi giúp Tú một khoản để tiêu hay về quê vào dịp lễ Tết.

Sau hai năm Tú tập luyện chăm chỉ thì tham gia giải trẻ pencak silat toàn quốc năm 2015 và giành được một huy chương đồng. Kết quả đem lại hứa hẹn cuộc đời chàng trai thợ xây sẽ gắn bó và có cơ hội đổi đời cho mình.

Tuy nhiên, anh lại lớn quá nhanh mà không thể cưỡng lại. Năm 2016, Tú cao 2,15 m và nặng 115 kg, trong khi đó, môn pencak silat giới hạn hạng cân 110 kg, mặc dù muốn được thi đấu ở môn này nhưng Tú không có cách nào để giảm sự phát triển. Anh xin rời khỏi đội pencak silat Vĩnh Phúc và quay về làm thợ xây, bởi con đường thể thao đã bị dừng bước.
 

Trở thành võ sĩ

Tú kể rằng, con đường sự nghiệp võ thuật tưởng chừng đã hết và anh sẵn sàng chấp nhận. Tuy nhiên có một báo viết về anh và qua thông tin này, đội tuyển Vovinam TP Hồ Chí Minh biết được đã chiêu mộ. “Ngày vào vùng đất mới thời tiết gây nhiều khó khăn tôi, bởi nắng nóng nên tập luyện vất vả. Thế nhưng sau một thời gian, tôi đã thích nghi và được mọi người giúp đỡ nên luyện tập hăng say”, võ sĩ “khổng lồ” kể.

Sau một năm luyện tập, Tú tham gia thi đấu giải vovinam vô địch quốc gia năm 2017 và giành huy chương bạc. Ở các giải khác, anh giành được ba huy chương đồng. “Đây là những thành công bước đầu để tôi có động lực phấn đấu gắn bó với thể thao. Đặc biệt, được thầy, bạn bè giúp đỡ nên luyện tập không ngừng nghỉ”, Tú chia sẻ.

Tại giải vô địch Vovinam quốc gia năm 2019 diễn ra tại Quảng Nam từ ngày 18 đến 22/10/2019, Tú tham gia thi đấu hạng cân trên 92 kg. Bước vào giải đấu, Tú thắng vận động viên Ngọc Huy của Bình Thuận với tỷ số 1-0. Tiến vào bán kết với sự tự tin, anh tiếp tục vượt qua Thanh Phú của Đà Nẵng với tỷ số 3-0 để có mặt trận đấu cuối cùng.

Trận chung kết, Tú gặp đối thủ Đức Điệp của Thanh Hóa có bề dày kinh nghiệm, từng giành nhiều Huy chương vàng ở các hạng cân lớn cấp quốc gia và thế giới. Sau 3 hiệp chính và hiệp phụ hai người hòa nhau và bước vào phần bốc thăm theo luật của ban tổ chức. May mắn đã đến với Tú khi bốc trúng lá thăm dành cho người thắng cuộc.

08-32-14_nh_3
Võ sĩ “khổng lồ” ra đòn đánh trong trận chung kết giải vô địch Vovinam quốc gia năm 2019 diễn ra tại Quảng Nam.

Nói về chiều cao của mình khi thi đấu, Tú cho rằng có nhiều lợi thế. Khi thi đấu đối thủ không đánh được vào vùng đầu, nếu có đánh thì cũng hơi khó. “Trong trận đấu với anh Đức Hiệp, tôi chỉ chờ anh ấy đánh rồi phản đòn, vì đối thủ của mình có rất nhiều kinh nghiệm thi đấu”, võ sĩ cao kều chia sẻ.

Theo chàng trai này, trong cuộc sống anh gặp rất nhiều khó khăn do chiều cao ngoại cỡ. Anh kể, khi nằm ngủ quá bất tiện, bởi giường thường được đóng dài 2m, nên khi nằm phải co chân, không được duỗi thẳng. Đôi chân quá dài nên khi ngồi trên xe máy chạm đầu gối vào xe gây khó lái, mau mỏi.

“Thân hình ngoại cỡ khiến tôi đã không ít lần mình đi va đầu vào cửa, do đó khi di chuyển phải luôn cẩn thận. Đồ dùng, tôi phải đặt thợ làm những đôi dép, giày dành riêng cho mình. Còn áo quần thì mua những loại sản xuất cho người Tây dùng mới mặc được”, Tú chia sẻ.

Thu nhập của Tú từ CLB Vovinam TP Hồ Chí Minh hơn 6 triệu đồng mỗi tháng, cộng thêm các khoản tiền làm thêm nên cuộc sống khá tốt. Hàng ngày, anh tập trung luyện tập để tham gia các giải đấu, thời gian rảnh rỗi thì thỉnh thoảng đi làm người mẫu cho các nhãn hàng kiếm thêm thu nhập, bảo vệ...

Vận động viên cao kều bày tỏ, nhiều lúc ra đường anh luôn nhận được những cái nhìn của người khác. Tại các sự kiện, anh xuất hiện thì có nhiều lui tới xin chụp ảnh. “Người khác mong cao ráo chứ mình luôn ước giá như mình cao chừng 1,60 m cũng được. Mình không muốn đi đâu cũng bị người ta săm soi”, anh nói và cho sẻ, mong muốn sau này có một công việc ổn định, có tiền xây cho bà nội một căn nhà.

08-32-14_nh_4
Trần Ngọc Tú nhận huy chương vàng giải vô địch Vovinam quốc gia năm 2019 hạng cân trên 92 kg.

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm