| Hotline: 0983.970.780

Chuyện cậu bé buôn Jia suýt bị chôn sống

Thứ Ba 03/06/2014 , 10:10 (GMT+7)

Đồng cảnh ngộ, không chân không tay với anh chàng Nick Vujicic nổi tiếng thế giới, Kbor Djruêng đang được người dân ở tỉnh Gia Lai và các bạn ở Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin (Đại học Đà Nẵng) mệnh danh là một Nick Vujicic của Việt Nam.

Suýt bị chôn sống

Không có được may mắn bằng một môi trường sống đầy thiện cảm, đầy đủ và cởi mở như Nick Vujicic, sự hiện sinh ngày nay của Kbor Djruêng được coi là một cuộc sống vươn lên từ… địa ngục.

Kbor Djruêng là con thứ 8 trong một gia đình của ông bố và bà mẹ đầy cơ khổ có tên là Kbor Djoang và Nay Hchẻ. Nơi Kbor Djruêng sinh ra là một buôn xa tít có tên Jia (Krông Năng, Krông Pa, Gia Lai).

Sự có mặt của cậu bé không chân không tay có tên Kbor Djruêng này không giống như Nick Vujicic (bị căn bệnh hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả 4 chi) mà là do tàn dư của cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Trước, thời thanh niên, ông Kbor Djoang đã tham gia du kích với buôn làng. Những ngày cởi trần, đóng khố để đánh chông và gùi đạn giúp bộ đội, bố Kbor Djruêng đã không may bị phơi nhiễm chất độc màu da cam do lính Mỹ rải ở những cánh rừng Tây Nguyên trong đó có Gia Lai.

Bảy anh chị em của Kbor Djruêng đều có dấu hiệu nhiễm chất độc quái ác này, trong đó Kbor Djruêng là người nhiễm nặng nhất. Khi Kbor Djruêng cất tiếng khóc chào đời, không những cha mẹ em mà cả buôn làng đã phải kinh hãi khi chính mắt nhìn thấy một đứa trẻ với hình hài kinh dị không chân, không tay.

Theo luật tục nơi Kbor Djruêng sinh ra, những đứa trẻ không đầy đủ các bộ phận, nhất là thiếu chân thiếu tay này thì đồng nghĩa đó là sự hiện hình của ác quỷ. Họ quan niệm đứa bé sẽ mang đến cho bản làng những điều không may mắn. Để trừ hậu họa, theo luật tục, cha mẹ Kbor Djruêng phải chôn sống con mình.

Ngày định mệnh đến, không ai giúp đỡ, người ta chỉ đứng xem bàn tay thô ráp của ông Kbor Djroang tự tay đào hố chôn con mình. Hố đất được bới lên, đứa trẻ khuyết tật có tên Kbor Djruêng được đặt xuống. Những xẻng đất đầu tiên hắt xuống, cậu bé có tên Kbor Djruêng cất tiếng khóc như xé vải.

Đau đớn, không thể cầm lòng được, ông Kbor Djoang đã nhảy xuống hố bới đứa con lên. Đồng nghĩa như vậy, ông đã phải gánh chịu những mắng nhiếc của xóm làng cùng những thủ tục phạt vạ hết sức nghiệt ngã cho làng cúng Giàng cứu lấy đứa con mình.

Để có tiền, mua các lễ vật phạt vạ cho làng, ruộng nương nhà cửa của ông Kbor Djoang hầu như bị bán hết. Hết đất SX, ông và người vợ cơ khổ có tên Nay Hchẻ đã phải đi làm thuê, làm mướn khắp chốn kiếm tiền nuôi con.

Vì không có chân có tay nên để xê dịch được, Kbor Djruêng đã phải lăn mình trên nền đất gồ ghề, ngầu bụi của buôn Jia để đến với những nơi mình muốn. Vì ngoại hình đặc biệt này nên dân làng rất sợ mỗi khi Kbor Djruêng xuất hiện. Bạn bè cũng xa lánh em. Tuổi thơ của em là một tuổi thơ cô quạnh.

Nhưng như câu nói của người đời, trời không cho không và cũng không lấy không của ai cái gì. Tuy không có chân có tay nhưng Kbor Djruêng lại rất thông minh và hiếu học. Bước vào tuổi đến trường, khi nhiều bạn không muốn đến lớp thì Kbor Djruêng lại rất thích đi học.

Thương con, ông Kbor Djoang đã cõng con đến trường xin học. Em được các cô giáo chấp nhận và đồng nghĩa với việc được đến trường, đến lớp này của em là cả một cơ cực cá nhân. Vì nghèo nên cha em cũng chỉ tranh thủ dành ra được một tuần để cõng em đến lớp. Còn các tuần sau, tự em phải đến lớp bằng cách lăn hoặc dùng hai đầu mẩu nhô ra của chân, của tay mà bò đến lớp.

Điều không tưởng

Những người ở buôn Jia, những thầy cô giáo ở đây không bao giờ quên được hình ảnh vượt núi, vượt khe để đến lớp có một không hai, đầy huyền thoại của cậu bé có tên Kbor Djruêng. Vì không chân, không tay nên bao giờ Kbor Djruêng cũng phải đến lớp đến trường từ khi con gà rừng te te gáy sáng, trước các bạn vài tiếng đồng hồ.

15-19-26_kbor1
Kbor Djruêng có một nghị lực phi thường

Diễn thuyết giỏi

Thông cảm, sẻ chia, tạo thêm nghị lực sống với người khuyết tật luôn là tâm niệm của “chàng trai tròn” có tên Kbor Djruêng.
Vào trường, ngoài sự duy trì hoạt động của trang web do mình sáng lập, cậu còn là người  diễn thuyết nổi tiếng và là người đi đầu trong những quyên góp để tạo ra những ngày hội như Trung thu, Tết cho trẻ em nghèo, mồ côi.
Rồi chương trình “Nồi cháo tình thương cho bạn khuyết tật” cũng luôn được em và nhóm bạn của mình duy trì hoạt động.

Nhà nghèo, sáng dậy, củ sắn củ khoai lót dạ, Kbor Djruêng lăn, lê, bò, toài để đến lớp học. Mà con đường đến lớp của em kinh hoàng lắm. Đường không phẳng, không rộng mà đó là con đường rừng vắt vẻo qua các sườn đồi, sườn núi.

Đến được lớp, củ khoai, củ sắn lót dạ đã hết veo. Kbor Djruêng thường phải học trong lúc cái bụng réo lên vì đói. Nhiều lúc, mải học, đói quá, không còn sức, em ngã vật ra và ngất lịm. Các cô giáo phải nấu cháo cho em ăn để em hồi tỉnh.

Bằng nghị lực và cách đến trường có một không hai này, nhưng lạ thay, 12 năm học, năm nào Kbor Djruêng cũng đều đạt những kết quả khá, giỏi. Lên bậc THPT, lần đầu tiên Kbor Djruêng bắt đầu được học và làm quen với môn tin học. Môn học đầy mới lạ này đã cuốn hút, tạo hấp dẫn và đem đến cho em một ngã rẽ cuộc đời.

Bị môn tin học hút hồn, Kbor Djruêng đã làm nên những điều không tưởng. Tự mày mò và thiết kế, em đã lập ra một trang web dành cho các bạn khuyết tật trên toàn quốc từ những giờ học chùa, học ké máy tính.

 Từ trang web này, Kbor Djruêng đã có thêm bạn, có thêm chia sẻ và có thêm nghị lực sống. Và cũng nhờ trang web, nhiều người khuyết tật, đang cô đơn và mặc cảm cũng đã có thêm cơ hội để vươn lên trong cuộc sống. Không những là địa chỉ sẻ chia mà trang web này còn là địa chỉ từ thiện của không ít cá nhân và tổ chức khác.

Kết thúc 12 năm học, bằng cách đến trường có một không hai của chàng trai thiếu cả chân lẫn tay này, Kbor Djruêng đã dẫn đầu trường với 30 điểm tổng cộng của các môn thi. Cầm tấm bằng đánh đổi bằng 12 năm lam lũ, nhiều nước mắt, ít nụ cười này, căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng của mình, Kbor Djruêng đã đăng ký vào Khoa Công nghệ Thông tin của trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng.

Và niềm vui đã lần nữa đến với Kbor Djruêng khi em đã đạt kết quả khá cao của kì thi này.

Giờ đây, với sự tài trợ của một số nhà hảo tâm, chuyện đi lại của Kbor Djruêng cũng đã vất vả hơn vì em đã có đôi chân giả để đi lại. Không nên bi quan và bất lực trước cuộc sống trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có nghị lực, có niềm tin, sẽ có tất cả là thông điệp mà Kbor Djruêng gửi đến mọi người và nó cũng là hành trang để chàng trai bước vào tuổi 19 này có được những gì của ngày hôm nay.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm