| Hotline: 0983.970.780

Chuyện “dị nhân” ngăn mưa, bão: Chỉ là... tiên đoán (?!)

Thứ Sáu 10/09/2010 , 09:14 (GMT+7)

Trong buổi trả lời trực tuyến, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh né tránh trả lời trực tiếp hầu hết các câu hỏi.

"Dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Chiều qua (9/9), trong buổi trả lời trực tuyến do Báo điện tử Vietnamnet tổ chức, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, người đã từng “nổ” rằng có thể dùng siêu năng lực của bản thân để ngăn mưa bão dịp Đại lễ 1.000 năm, né tránh trả lời trực tiếp hầu hết các câu hỏi.

>> Dị nhân thề đuổi mưa suốt 7 ngày Đại Lễ là ai?
>> Dị nhân tuyên bố dùng ''siêu năng lực'' ngăn mưa dịp Đại lễ

Nếu thất bại thì... làm lại lần khác!

Đây là câu trả lời đầu tiên của “dị nhân” Nguyễn Vũ Anh Tuấn khi độc giả Lê Đình Hiếu đặt câu hỏi về căn cứ khoa học. Theo ông Tuấn Anh thì hiệu quả của nó đến ngày đó mới xác định được. “Điều tôi muốn chặn mưa này là tôi muốn chặn ngay từ gốc, nếu tôi thất bại tôi có thể làm lại lần khác. Đầu tháng 7 năm nay, đài khí tượng có dự báo hạn hán xảy ra vào cuối tháng 7 hạn hán sẽ tăng nặng, lúc đó tôi đã dự báo khoảng nhanh là 3 ngày chậm là 5 ngày, mưa sẽ xảy ra trên khắp cả nước, và điều đó đã xảy ra. Như vậy là dự báo của tôi đã đúng”, “dị nhân” khẳng định.

Sau đó, “dị nhân” kể rằng: “Có 1 lần vợ chồng tôi sang Mỹ, tôi có nói trong 21 ngày ở đây, toàn bộ thời tiết sẽ hoàn toàn yên bình, nắng đẹp, tất cả những biến động sẽ không xảy ra trong 21 ngày đó, và tôi đã đúng. Câu chuyện này tôi đã chia sẻ ngay trên blog của mình. Tôi cũng không dám nói đây là khả năng của tôi, có thể đó chỉ là lời tiên tri của tôi, Mặc dù vậy không phải lúc nào cũng có thể làm được, nó còn dựa vào từng trạng thái tinh thần”.

Nhân buổi trực tuyến, ông Tuấn Anh cũng khoe, một mình ông đã phải phản biện lại tất cả các nhà khoa học Việt Nam và cộng đồng khoa học thế giới khi ông "chứng minh nước Việt Nam có 5.000 năm văn hiến bắt đầu từ 2879 là thời điểm lập quốc Văn Lang, chứ không phải như quan điểm cho rằng thời Hùng Vương chỉ tồn tại vào thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên...".

Không phải “ngăn mưa, cản bão”, mà là “tiên đoán” (?!)

Xin trích một câu hỏi của độc giả K.T.Nha: “Xin hỏi ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long diễn ra trong 10 ngày, sao không “đuổi mưa” 10 ngày mà lại chỉ là 7 ngày. Có gì khó khăn trong việc “đuổi mưa” 10 ngày và 7 ngày sao?”. Vị “dị nhân” này chỉ trả lời gọn lỏn: Vì 7 ngày là trong khả năng chắc ăn nhất của tôi. “Tôi có quan điểm rất rõ ràng về thuyết âm dương ngũ hành, Tôi cũng xác định rằng không có vấn đề gì về tâm linh và thần thánh gì trong việc tuyên bố có thể ngăn mưa trong 7 ngày đại lễ. Mà đó chỉ là lời tiên tri của tôi”, ông Tuấn Anh phát biểu.

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là nhà nghiên cứu của Trung tâm Lý học Đông phương - một tổ chức phi chính phủ, chuyên nghiên cứu về lý học phương Đông, trực thuộc T.Ư Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam (SEARAV), hoạt động trên nguyên tắc phi lợi nhuận, tự nguyện, tự quản và hạch toán kinh tế độc lập
Như vậy, rõ ràng, việc ông Tuấn Anh “nổ” có thể ngăn chặn mưa, bão trong 7 ngày Đại lễ thực ra lại mâu thuẫn ngay với việc ông phát biểu như trên. Diễn giải rõ ra, đó là ông này chỉ có thể tiên tri rằng có thể những ngày đó trời sẽ không mưa, bão, chứ không đủ “siêu năng lực” ngăn mưa, cản bão như ông đã từng nói.

Có độc giả hỏi rằng, với năng lực “thần thông quảng đại” như thế, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nên làm những điều kinh ngạc hơn, hoặc chứng minh bằng thực nghiệm, tại sao ông lại chưa chứng tỏ được gì? Ông Tuấn Anh trả lời rằng, việc ông có thể dựa vào thực nghiệm chưa thì có thể lên trang web Lyhocdongphuong.org để hiểu rõ. Còn việc gọi ông này là “dị nhân” hay “siêu nhân” là tùy quan điểm của từng người. “Bất cứ cái gì cũng cần có sự rèn luyện, còn việc tôi đã thực hiện tiên đoán lần nào trước đó chưa, thì độc giả có thể tham khảo thông tin trên lyhocphuongdong.org. Và dự báo của tôi thường xuyên trái ngược với dự báo thời tiết của các chuyên gia khí tượng”, ông Tuấn Anh tự hào.

Xin mượn lời phát biểu của TS Nguyễn Lan Châu - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư để kết thúc bài này: “Việc xua mây đuổi mưa đã được các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc thực hiện từ nhiều năm trước nhưng bằng công nghệ hiện đại, tân tiến và rất tốn kém tiền bạc. Chuyện ông Tuấn Anh có thể dùng ý thức để xua đuổi mây mưa là hoàn toàn không có cơ sở khoa học”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm