| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số: Bước đột phá trong xây dựng chính quyền điện tử

Thứ Ba 08/02/2022 , 14:16 (GMT+7)

Chuyển đổi số tại Thanh Hóa đảm đương sứ mệnh tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính và phát triển kinh tế trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chuyển đổi số giúp tiết kiệm gần 85 tỷ đồng 

Năm 2021, dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội nhưng cũng là động lực thúc đẩy chuyển đổi số tại Thanh Hóa chuyển biến mạnh mẽ. Chỉ trong thời gian ngắn, chuyển đổi số diễn ra sâu rộng với một tốc độ chóng mặt ở khắp các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và có sức lan tỏa đến mọi mặt của đời sống. Chuyển đổi số đã góp phần cùng các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghi thức khai trương Cổng thông tin phòng, chống Covid-19. Ảnh: BTH.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghi thức khai trương Cổng thông tin phòng, chống Covid-19. Ảnh: BTH.

Bài liên quan

Chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh...

Để có được thành quả đó, trên cơ sở bám sát sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), ngành TTTT Thanh Hóa đã nỗ lực nỗ lực không ngừng.

Năm 2021, Sở TTTT Thanh Hóa đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, chỉ thị, nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực TTTT. Nổi bật là Kế hoạch thông tin, tuyên truyền triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị; Đề án TTTT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021–2025; Phê duyệt kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn...

Trên cơ sở tham mưu của Sở TTTT, ngày 10/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Việc phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Thanh Hóa có bước phát triển mạnh mẽ. Công tác triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá được tăng cường, phát huy hiệu quả tích cực. Ứng dụng CNTT được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành trong cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Thanh Hóa đã trở thành một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã kết nối 600 điểm cầu từ Trung ương với điểm cầu của tỉnh, 27/27 huyện, thị xã, TP và 559/559 xã phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, huyện, xã hoàn toàn điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử; văn bản điện tử đã thay thế văn bản giấy, góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả trong cơ quan Nhà nước.

Chuyển đổi số giúp Thanh Hóa tiết kiệm gần 85 tỷ đồng chi phí hành chính. Ảnh: VD.

Chuyển đổi số giúp Thanh Hóa tiết kiệm gần 85 tỷ đồng chi phí hành chính. Ảnh: VD.

Tính từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/122021, văn bản trao đổi, xử lý trên môi trường điện tử đạt gần 2,4 triệu lượt; ký số cá nhân đạt gần 99%; ký số cơ quan đạt trên 99%. Hiệu quả từ chuyển đổi số đã tiết kiệm gần 85 tỷ đồng chi phí hành chính cho Nhà nước.

Hướng tới xây dựng chính quyền điện tử

Năm 2021, Sở TTTT đã tham mưu, xây dựng 18 phòng họp không giấy cho HĐND tỉnh, các sở, UBND cấp huyện, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước, tạo môi trường hội họp hiện đại, nhanh chóng, tiết kiệm, khoa học.

Thanh Hóa hướng tới xây dựng chính quyền điện đử. Ảnh: VD.

Thanh Hóa hướng tới xây dựng chính quyền điện đử. Ảnh: VD.

“Để chuyển đổi số, xây dựng thành công chính quyền số, kinh tế số và xã hội số cần có một chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Năm 2022, Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn về chuyển đổi số, đặc biệt là đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia gia chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã... Tin tưởng rằng, với sự nỗ lực, quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, Thanh Hóa sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2022 và những năm tiếp theo” – ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TTTT Thanh Hóa.

Việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh. Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống phần mềm một cửa điện tử từ cấp tỉnh, huyện, xã đã phát huy hiệu quả tích cực; công khai đầy đủ gần 2 nghìn thủ tục hành chính (TTHC), trong đó cung cấp trên 800 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; tích hợp trên 700 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hiện nay, Thanh Hóa đang triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc tại 100% các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trong năm 2021, Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận gần 240 nghìn hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến mức độ 3 đạt tỷ lệ gần 92%; mức độ 4 đạt tỷ lệ trên 86%; tỷ lệ TTHC giải quyết trước và đúng hạn đạt trên 98%.

Kết quả giải quyết TTHC được công khai, minh bạch, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, mang lại sự hài lòng và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Qua thực tế việc triển khai thí điểm chuyển đổi số cho 3 xã Nga An (Nga Sơn), Yên Thọ (Như Thanh), Hà Sơn (Hà Trung) cho thấy, nhiều tiện ích trong điều hành của chính quyền cấp xã, tăng cường đã mang lại sự tương tác giữa người dân với cơ quan Nhà nước, phát triển xã hội số văn minh, an toàn, lành mạnh.

Cũng trong năm 2021, Sở TTTT đã triển khai hướng dẫn, tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho trên 700 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển. Ngành TTTT Thanh Hóa chủ động, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh đưa các ứng dụng CNTT phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền trên các mạng xã hội zalo, trên các trang thông tin điện tử phục vụ đông đảo người dân; xây dựng, vận hành Cổng thông tin phòng, chống Covid-19 tỉnh Thanh Hóa; chuyên trang thông tin phòng, chống dịch bệnh tỉnh; ứng dụng Smart Thanh Hóa trên các thiết bị di động thông minh... Ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa cho rằng, chính việc ứng dụng các phần mềm vào công tác quản lý tiêm chủng đã giúp quản lý xét nghiệm, thống kê số liệu, quản lý đối tượng tiêm chủng, xét nghiệm nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, Thanh Hóa còn triển khai hệ thống phần mềm quét mã QR Code, cài đặt Bluezone quản lý người vào, ra các cơ quan, các nhà hàng, cửa hàng, điểm công cộng... phục vụ công tác điều tra, truy vết liên quan đến các bệnh nhân Covid-19 đảm bảo khoanh vùng hẹp một cách nhanh chóng, chính xác.

Năm 2021, Thanh Hóa đã xây dựng thành công Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa (IOC), phục vụ công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Việc đẩy mạnh các giải pháp an toàn thông tin trên không gian số cũng là một nhiệm vụ quan trọng được Sở TTTT thực hiện hiệu quả.

Cũng theo ông Quyết, trong năm 2022, ngành TTTT tỉnh Thanh Hóa sẽ chuyển đổi số một cách toàn diện để thực hiện mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Chuyển đổi số trở thành cuộc 'cách mạng' trong cải cách thủ tục hành chính tại Thanh Hóa. Ảnh: VD.

Chuyển đổi số trở thành cuộc "cách mạng" trong cải cách thủ tục hành chính tại Thanh Hóa. Ảnh: VD.

Sở TTTT Thanh Hóa sẽ tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách; triển khai có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngành TTTT tham mưu ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ hoạt động trong Khu CNTT tỉnh để sớm hình thành và đi vào hoạt động Khu CNTT tập trung của tỉnh; cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 và tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia; chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính viễn thông tiếp tục đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là triển khai dịch vụ 5G.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.