| Hotline: 0983.970.780

Chuyện lạ: Ngày càng nhiều người chọn sinh sống ở khu vực dễ xảy ra lũ lụt

Thứ Tư 11/10/2023 , 15:01 (GMT+7)

Theo một nghiên cứu mới đây, số lượng người định cư ở các vùng lũ lụt đã tăng gấp đôi trên toàn thế giới trong ba thập kỷ qua.

Người dân được sơ tán trên thuyền cao su ở thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc hồi tháng 8/2023. Ảnh: AP.

Người dân được sơ tán trên thuyền cao su ở thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc hồi tháng 8/2023. Ảnh: AP.

Theo nghiên cứu mới đây do Ngân hàng Thế giới, công ty tư vấn dữ liệu Thụy Sĩ MindEarth và Đại học Aegean ở Hy Lạp cùng thực hiện, trong giai đoạn 1985 - 2015, các khu định cư có quy hoạch an toàn tại Trung Quốc tăng 165%, trong khi các khu định cư ở khu vực nguy cơ lũ lụt cao tăng 223%.

Trung Quốc, nước đông dân thứ 2 thế giới, cũng là nước có tỉ lệ phát triển các khu định cư có nguy cơ lũ lụt lớn nhất, nghiên cứu chỉ ra.

Ông Jun Rentschler, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Thế giới đồng thời là tác giả chính của công trình nghiên cứu trên, cho biết nhiều quốc gia đang đẩy mạnh phát triển định cư ở các khu vực có nguy cơ lũ lụt cao.

Rentschler cho rằng "sự tăng trưởng phi thường của Trung Quốc trong những thập kỷ qua" đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

"Tương tự như ở nhiều quốc gia khác, các trung tâm kinh tế và công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất thường nằm ở các khu vực ven biển, nơi có các tuyến đường vận tải thương mại và dồi dào tài nguyên song cũng phải đối mặt với rủi ro lũ lụt cao", ông Rentschler cho hay.

Trong khi nhiều quốc gia cho rằng "lợi ích của việc phát triển ở các khu vực dễ bị lũ lụt có thể đáng để mạo hiểm", ông Rentschler khẳng định điều quan trọng nhất là phải có phương án chuẩn bị ứng phó lũ lụt.

"Điều này đòi hỏi khả năng dự báo lũ lụt, đầu tư vào hệ thống cảnh báo sớm và chuẩn bị các phương án sơ tán, cũng như sẵn sàng hỗ trợ người dân nếu cần phục hồi và xây dựng lại sau lũ lụt", ông Rentschler nói.

Trên khắp Đông Á, việc mở rộng ở các khu định cư có rủi ro cao đã vượt xa các khu định cư an toàn trước lũ lụt tới 60%, nghiên cứu chỉ ra.

Ông Rentschler giải thích điều này một phần là sự khan hiếm đất. Khi khu vực an toàn đã được sử dụng hết, người dân có xu hướng tìm đến những nơi trước đây không được quan tâm, có thể vì nguy cơ lũ lụt.

"Tại nhiều đô thị ở các quốc gia đang phát triển, những người mới đến một thành phố thường định cư tại các khu định có khả năng bị lũ lụt. Và một khi đã định cư, việc đảo ngược sự mở rộng đô thị đầy rủi ro như vậy trở nên khó khăn hơn", ông nói.

Trong khi một số quốc gia lựa chọn mở rộng mạnh mẽ các thành phố cảng ở các khu vực ven biển để phục vụ du lịch hoặc để tận dụng các cơ hội kinh tế khác dù biết các khu vực này dễ bị lũ lụt, một số đô thị khác phát triển trong các khu vực nguy hiểm vì thiếu dữ liệu và thông tin từ các đánh giá rủi ro, theo Rentschler.

"Trước khi muốn giảm thiểu được rủi ro, các quốc gia cần ngừng tăng thêm rủi ro", ông Rentschler nói thêm rằng "chính quyền địa phương thực sự có thể làm nhiều hơn nữa để bảo vệ người dân và ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai".

Ông cho biết đối với những nơi có nguy cơ lũ lụt cao, đầu tư vào phòng chống thiên tai là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu thiệt hại, trong khi các khu vực này cần ngay lập tức điều chỉnh các kế hoạch sử dụng đất và đô thị hóa.

"Trong khi khan hiếm đất đai và những hạn chế về địa lý có thể dẫn đến việc người dân định cư ở các vùng lũ lụt không phải lúc nào cũng tránh được, các hệ thống phòng chống lũ lụt và các biện pháp phòng chống thiên tai vẫn có thể giúp ích trong phát triển kinh tế xã hội", ông Rentschler nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm