| Hotline: 0983.970.780

Chuyện lạ quanh giếng Mắt Rồng ở Hà Nội

Thứ Hai 28/02/2011 , 08:57 (GMT+7)

Sau khi giếng Mắt Rồng (đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) bị lấp, nhiều sự kiện lạ đã xảy ra.

Sau khi giếng Mắt Rồng (đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) bị lấp, nhiều sự kiện lạ đã xảy ra khiến người địa phương liên tưởng đến câu chuyện lưu truyền từ nhiều thế hệ trước...

Chuyện xưa kể lại

Người dân sống xung quanh cho biết, đền Long Tỉnh thờ Đức Chúa Cả. Đền không to, giản dị trong một khuôn viên nhỏ nhưng nhiều người nhắc đến ngôi đền với vẻ thành kính lẫn sợ sệt. Hiện nay, vẫn còn một cây cổ thụ mọc chồi từ trong đền ra, một nửa thân cây ăn vào bên hữu đền, một nửa cây mọc lộ thân ra đường. Ngọn cây thì đội thẳng mái đền vươn lên hít không khí. Không ai dám ngắt lá cây trong đền chứ không nói gì đến dám phá cây.

Ngôi đền nằm gần một khúc sông Tô Lịch. Xa xưa có câu chuyện về, trong vùng có người đàn bà đẹp sinh hạ được đứa con trai thì bị băng huyết qua đời. Trước đó, bà đã sinh được một người con gái dung nhan cũng bội phần xinh đẹp.

Trước khi qua đời, bà dặn lại người chồng: Con gái mình vào tuổi 16 sẽ lội ngược khúc sông Tô này mà chết, nó mà không chết, thì người làng sẽ lại có dịch đau mắt giống y như nhà vua thuở ông Dàu bà Dàu (vua bị đau mắt, ông Dàu lao mình xuống sông Tô hiến mình cho hà bá để cứu mắt vua theo lời chỉ dẫn của thầy phong thủy. Bà Dàu cũng trầm mình theo chồng, vua khỏi mắt lập tức phong tước và cho thờ hai vợ chồng ông bà Dàu ở đình Yên Thái, ngã ba Thụy Khuê - Lạc Long Quân hiện nay).  

Các vị cao niên trong làng chỉ cho phóng viên vị trí của giếng Mắt Rồng

Thời gian trôi qua, cô con gái đã 16 tuổi. Lúc này trong làng lại bắt đầu có vài người bỗng dưng mắt sưng đỏ như máu. Một hôm người cha sai con đội mâm lễ ra đền Long Tỉnh để ông cúng cầu bình an. Cô con gái đã bước chân ra khỏi cửa nhà, trên đầu đội mâm lễ, mà ông không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ ập đến giữa ban ngày. Trong cơn mơ nửa tỉnh nửa mê, một vị thần cao lớn hiện về phán rằng: "Nay thương gia cảnh neo đơn, ta chỉ lấy mâm lễ, dân làng sẽ không mắc dịch đau mắt nữa. Phải giữ cho nước trong giếng Mắt Rồng trong sạch, thì dân làng sẽ không bao giờ bị đau mắt". Bừng tỉnh giấc mơ, người cha chạy ra bờ sông Tô.

Lúc này, trời đang nắng bỗng nổi mây giông đùng đùng, bóng con gái ông xiêu giữa chiếc cầu nhỏ bắc ngang khúc sông. Trong chốc lát, cả chiếc mâm đang đội trên đầu thiếu nữ tròng trành, rồi bay vèo xuống dòng sông. Mọi người kinh ngạc thấy trong cơn giông, nước chảy xuôi cuồn cuộn thì chiếc mâm lễ lại lững lờ trôi ngược dòng. Tất cả quỳ xuống vái lạy theo hướng mâm lễ trôi. Lời dạy của vị thần được nhân dân trong vùng tuân theo, lúc nào cũng giữ gìn vệ sinh xung quanh khu vực giếng làng có tên giếng Mắt Rồng rất cẩn thận.

Giếng Mắt Rồng

Ông Vũ Đình Khoa, tổ trưởng tổ dân phố 34 phường Bưởi cho biết: Điều lạ là vào mùa khô, các giếng ở làng khác đã trơ đáy thì giếng Mắt Rồng làng Yên Thái vẫn đầy ắp nước, phục vụ cả ba làng vừa ăn uống vừa sinh hoạt, làm nghề giấy. Giếng không bao giờ hết nước, dân làng lấy nước đến đâu, mạch nước lại cuộn lên đến đó.

Giếng Mắt Rồng này tương truyền là con mắt phải của Rồng, thân Rồng là đường Nam Thăng Long, con mắt trái cũng là một giếng Mắt Rồng bên làng Bái Ân (phường Nghĩa Đô), cạnh đền thờ em trai ông Dàu (chết cùng ngày với ông Dàu khi hay tin anh và chị dâu trầm mình cứu vua, ông cũng lao đầu từ trên cây xuống chết).

Giếng Mắt Rồng được xây dựng bằng đá xanh, các lớp đá của giếng được xếp theo kiểu vòng tròn. Đá xanh được đẽo tròn, rồi lắp ghép xếp lại với nhau từng lớp một. Ông Khoa bảo: Người ta xếp đá không cần phụ gia gì. Các lớp đá liên kết với nhau bằng cạnh đá. Gia đình nhà ông Khoa hiện còn cái bể nước cổ, các cụ cũng xếp như thế, kết dính bằng một loại keo có màu đen. Dân làng Yên Thái rất quý giếng, coi chiếc giếng cổ như một báu vật của làng. Hằng năm, dân làng chọn một ngày đẹp trời tổ chức ngày hội nạo vét giếng. Trước khi xuống dưới đáy giếng vớt rác rưởi đọng lại dưới lòng giếng, khơi thông các mạch ngầm, mọi người phải vào đền Long Tỉnh để làm lễ xin phép Thánh.

Tiếc rằng sau năm 1954, một số cán bộ nơi đây lại bàn với dân làng đổ tấm đan bê tông hạ xuống dưới lòng giếng để cho giếng được sạch hơn. Tấm đan được đổ có bán kính 1,5m, đục khoảng 5 - 6 lỗ xung quanh để cho các mạch nước chảy lên. Họ cho rằng nếu đặt tấm đan đó xuống, dân làng sẽ đỡ đi khâu nạo vét giếng. Thời gian sau, nước giếng bỗng cạn dần và các mạch nước không còn lên nước nữa. Người dân cho rằng, giếng Mắt Rồng mất đi nguồn nước quý một phần là do đã đặt tấm bê tông xuống dưới đáy. Các mạch nước bị tắc ở dưới không dẫn lên trên mặt được...

(Theo Bee)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm