| Hotline: 0983.970.780

Chuyện tình A Mú Sung

Thứ Tư 30/01/2013 , 10:04 (GMT+7)

Đêm mùa đông ở đồn Biên phòng A Mú Sung lạnh buốt, ngồi uống rượu bên bếp lửa được nghe Chiến kể chuyện tình của anh thật thú vị.

Bà con dân bản nghe tin cô yêu bộ đội biên phòng, họ khuyên với cô đừng lấy. Bộ đội biên phòng nay đây mai đó rồi sẽ bỏ mình thôi. Nhà trai ngăn cấm, con gái miền xuôi thiếu gì lại đi lấy người vùng cao. Ấy vậy mà Tẩn Lệ Hà và Bùi Văn Chiến vượt qua tất cả để đến với nhau.

"Cháu yêu chú nhé?"

Trong chuyến công tác lên thượng nguồn sông Hồng, khi ghé vào đồn Biên phòng A Mú Sung (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) chúng tôi được trung tá Hoàng Văn Hiệp, Đồn phó đồn Biên phòng A Mú Sung kể về một câu chuyện tình đầy cảm động. Mối tình của họ đã làm thay đổi những suy nghĩ của bà con dân tộc nơi đây về bộ đội biên phòng. Chuyện tình của trung úy Bùi Văn Chiến quê mãi tận Thái Bình và cô gái người Dao ở bản Ngãi Chồ Tẩn Lệ Hà.

Đêm ấy, chúng tôi ở lại đồn A Mú Sung. Đêm mùa đông ở vùng cao lạnh buốt, ngồi uống rượu bên bếp lửa được nghe Chiến kể chuyện tình của anh thật thú vị. Trung uý Chiến năm nay 37 tuổi, quê ở xã Quỳnh Sơn (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Tháng 3/1998, tốt nghiệp trường Học viện Biên phòng, Chiến nhận nhiệm vụ công tác hậu cần tại đồn Biên phòng A Mú Sung, xã A Mú Sung. Câu chuyện tình của Chiến cũng bắt đầu từ nhiệm vụ mà ra. Làm hậu cần nên Chiến thường vào dân mua thức ăn về phục vụ đơn vị.

Hết lần này, đến lần khác, ngôi nhà chị Tẩn Lệ Hà (SN 1985) ở thôn Ngãi Chồ là địa chỉ quen thuộc để anh chiến sĩ hậu cần dừng chân. Chiến kể: “Ngày ấy, nhà Hà nuôi được nhiều gà, vịt lắm, mỗi lần ở đồn thiếu là đến mua. Phần nữa, bố Hà làm chủ tịch xã nên cũng hay qua nhà chơi. Lúc đó, Hà đang học lớp 9. Qua lại nhiều lần, bố mẹ Hà quý tôi và xem như người em, người con trong nhà. Ngoài ra những lúc rảnh rỗi tôi giúp Hà học bài. Cách xưng hô giữa hai người là chú và cháu rất thân mật. Khi Hà học cấp 3 phải về thị trấn ở nội trú, nhưng mỗi lần có việc xuống phố huyện tôi đều ghé vào trường thăm “cô cháu” của mình”.

Bẵng đi một thời gian, chuyện người chú bộ đội biên thường dạy học gần như Hà đã quên. Hà tốt nghiệp xong cấp 3 nhưng thi đại học không đậu. Thời gian này Hà về lại bản, lại ngày ngày gặp “chú bộ đội biên phòng” tốt tính tên Chiến. Cũng thời gian này Chiến thấy ngại ngùng, bối rối mỗi khi ngồi nói chuyện với Hà. Biết rằng mình có tình cảm với Hà rồi nhưng vốn xưng hô chú cháu, Chiến cảm thấy khó khăn để vượt qua ranh giới đó. Đắn đo, trằn trọc mãi Chiến quyết định ngỏ lời: Chú yêu cháu. Khi nhận được lời yêu thương của Chiến, Hà cũng chưa đủ can đảm để nhận lời. Cô chỉ hứa hẹn: Cháu cần thêm thời gian.


Vợ chồng Bùi Văn Chiến và Tẩn Lệ Hà hạnh phúc bên nhau

Cần thêm thời gian là bởi, quen biết nhau đã lâu nhưng Hà chưa biết quê Chiến gốc tích anh ở đâu, gia đình anh ra sao. Đối với một cô gái mới rời ghế nhà trường chưa một lần đi ra khỏi huyện Bát Xát, đó là một cuộc phiêu lưu xem chừng hơi mạo hiểm. Bố mẹ Hà cũng khuyên cô không nên đồng ý, vì sợ bị lừa. Trong bản, trong xã cho đến lúc đó chưa từng có cô gái Dao nào lấy người xuôi, đặc biệt là bộ đội biên phòng. Rồi khi nghe tin Hà yêu Chiến, dân bản thị phi, xì xào. Ai cũng nghi ngờ tình yêu ấy. Thậm chí, chính bản thân Hà cũng không hẳn đã tin. Hà cũng có suy nghĩ, Chiến là lính biên phòng nay ở nơi này, mai chuyển nơi khác. Đặc biệt bố mẹ Hà lo cho con gái có ngày sẽ mất chồng, ông bà nghĩ rằng sớm muộn Chiến đi về dưới xuôi công tác bỏ con mình lại nơi đây. Dường như đọc được những suy nghĩ ấy của Hà, bố mẹ Hà, của dân bản nên Chiến càng quan tâm, thể hiện tình cảm chân thành của mình.

Tháng 6/2008, Chiến về nghỉ phép, dặn Hà: “Em ở nhà chuẩn bị chờ anh lên tổ chức đám cưới nhé”. Tưởng rằng lời nói của Chiến là đùa, ai ngờ lại thành sự thật. Chiến về quê thông báo bố mẹ sắp cưới Hà, một cô gái dân tộc Dao. Khi nghe tin, bố mẹ Chiến liền ngăn cấm. Mẹ Chiến bảo: “Con gái ở quê thiếu gì mà lấy ở trên đó. Ở đây con gái có công ăn việc làm, con là bộ đội biên phòng rất “có giá” nên kiếm vợ rất dễ lắm”. Nhưng Chiến lắc đầu từ chối và bắt đầu thuyết phục bố mẹ mình. Chiến giải thích: Lấy Hà thì vợ chồng gần nhau, còn lấy dưới này xa nhau cách trở khổ cho đôi bên. Kỳ nghỉ phép đã hết, bố mẹ Chiến thấy con mình đưa ra quyết định cưới Hà và gật đầu theo con trai lên A Mú Sung cưới vợ cho con.

Kết cục như mơ

Hôm sau, chúng tôi được Chiến dẫn về nhà chơi. Chiến khoe rằng: “Hôm nay các anh lên đúng dịp vợ con về thăm nhà. Nhà lúc nào cũng đóng cửa, tôi thì ở đồn, còn vợ con ở dưới TP Lào Cai”. Tôi hỏi Chiến: Sao lại thế? Chiến trả lời: “Vợ tôi đang đi học, có nhà những không ai ở, chắc cảnh này còn kéo dài hơn 1 năm nữa”.

Sau 5 năm chung sống, vợ chồng Chiến có hai đứa con, họ sống hạnh phúc dưới mái nhà được bố vợ dựng cho. Năm 2011, Hà thi đậu vào trường Trường Trung cấp Y tế Lào Cai trở thành một y tá. Cũng từ đó, căn nhà đóng kín cửa, Hà thuê nhà trọ ở Lào Cai và đưa hai người con ở cùng. Và khoảng cách giữa vợ chồng mất 60 km đường rừng núi, đi lại rất khó khăn, hiểm trở. Để được gần vợ con những ngày nghỉ, Chiến xuống thăm vợ con và cũng không quên nghĩa vụ “nộp lương” cho vợ đi học và nuôi con.

"Chiến sĩ, cán bộ mang “quân hàm xanh” thường phải xa nhà nhưng tư tưởng lúc nào cũng phải vững vàng, chấp nhận mưa gió, hiểm nguy, sẵn sàng đương đầu trong mọi tình huống. Anh em, chiến sĩ ở đây cũng có người xa gia đình, xa quê, lâu lâu mới gặp một lần.

Song, được cái quý là những người vợ, các chị, các mẹ… ở hậu phương luôn thấu hiểu và cảm thông cho nhiệm vụ đặc thù của bộ đội biên phòng. Tình thương yêu của họ góp phần tiếp thêm sức mạnh giúp chúng tôi vững vàng hơn nơi đầu sóng, ngọn gió ở chiến tuyến xa xôi”, trung tá Hoàng Văn Hiệp, Đồn phó đồn Biên phòng A Mú Sung, tự hào cho biết.

Nhắc đến “tình yêu chú cháu”, chị Hà kể: Lúc đó, cũng tự ti và có phần sợ hãi. Mình chỉ là một cô gái dân tộc nghèo, cả cuộc đời quẩn quanh trong bản. Thế nhưng lúc đó bụng đã trót thương anh bộ đội đẹp trai, tháo vát lắm rồi nên đánh liều đồng ý. Hơn nữa, anh làm sĩ quan Biên phòng, vì nhiệm vụ phải thường xuyên vắng mặt để bám địa bàn, nhiều khi bị luân chuyển địa bàn công tác. Công việc ít gần nhà, gần gia đình, sợ mai này chị sẽ khổ. Khuyên đủ lời nhưng đã yêu anh rồi, yêu màu lính “quân hàm xanh”, khổ mấy chị cũng cam chịu. Rồi chính chị làm “tay trong” thuyết phục cha mẹ, thuyết phục họ hàng để hai người đến được với nhau.

Vượt qua những khó khăn đến được với nhau, chung sống dưới mái nhà, ấy vậy mà giờ gia đình của Chiến mỗi người mỗi nơi. Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ, những khó khăn đang dần qua, gia đình họ hướng đến tương lai: Chỉ còn hơn 1 năm nữa Hà tốt nghiệp và về xã công tác chữa bệnh cứu người. Chiến tiếp tục công việc của người lính biên phòng bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Đoàn viên, hạnh phúc.

Rời đồn Biên phòng A Mú Sung tôi cứ suy nghĩ mãi về tâm sự của Hà: Sau 5 năm năm dâu, mỗi năm hai vợ chồng và con về quê nội được một lần, nhưng mọi người trong gia đình chồng không ai than vãn một lời. Được gần bố mẹ chồng, hiểu được con dâu nên bố mẹ yêu quý. Cứ mỗi lần về là hai mẹ con tỉ tê tâm sự với nhau đủ chuyện. Hằng tháng, sợ các con ở vùng sâu không có tiền mua sắm, bà đều đặn gửi lên nào nước mắm, hạt nêm...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm