| Hotline: 0983.970.780

Cienco 4 ‘quên’ thực hiện dự án ngàn tỷ đảo chè Cầu Cau

Chủ Nhật 06/08/2023 , 20:10 (GMT+7)

Tập đoàn Cienco 4 nằng nặc xin gia hạn dự án đảo chè Cầu Cau dù không đủ tiềm lực, khiến cuộc sống người dân trong vùng dự án phải chịu nhiều hệ lụy...

Biến đảo chè Cầu Cau thành khu du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu xem ra là mục tiêu quá sức của Cienco 4. Ảnh: Việt Khánh.

Biến đảo chè Cầu Cau thành khu du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu xem ra là mục tiêu quá sức của Cienco 4. Ảnh: Việt Khánh.

Chiếc bánh vẽ của Cienco 4

Từ diễn biến thực tế hơn 6 năm qua, có thể nhận thấy Dự án khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau của Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco 4 tại 2 xã Thanh An, Thanh Thịnh của huyện Thanh Chương (Nghệ An) thực chất chỉ tựa như chiếc bánh vẽ.

Theo ghi nhận của NNVN, Tập đoàn Cienco 4 hình thành ý tưởng biến đảo chè Cầu Cau thành khu nghỉ dưỡng cao cấp từ lâu nhưng phải đến năm 2017 mới chính thức nhập cuộc.

Để thuyết phục tỉnh Nghệ An, huyện Thanh Chương và hàng trăm hộ dân vùng liên đới tại 2 xã Thanh An và Thanh Thịnh, doanh nghiệp này quả quyết sẽ triển khai dự án với quy mô gần 450ha, kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.

Cienco 4 cam kết sẽ hoàn thiện dự án “khủng” chỉ trong 5 năm, từ 2017 đến 2022. Dự kiến vẽ ra khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao, kết hợp khai thác tiềm năng du lịch còn tiềm ẩn của huyện Thanh Chương, đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh Nghệ An.

Dự án bao gồm hàng loạt phân khu chức năng, riêng phân khu du lịch nghỉ dưỡng có diện tích trên 30ha. Khối nhà dịch vụ tập trung chia thành 2 hệ thống chính, 1 điểm đạt tiêu chuẩn 5 sao, điểm còn lại đạt 4 sao, đảm bảo 550 phòng nghỉ, xen kẽ đó là nhà hàng ven hồ, bể bơi, SPA, nhà khách, khu ẩm thực, làng câu cá, bãi biển nhân tạo, câu lạc bộ thuyền buồm, cửa hàng trưng bày sản phẩm, trung tâm hội thảo…, tựu chung khi hoàn thành là một thiên đường nghỉ dưỡng đúng nghĩa.

Sau 6 năm có lẻ, những nghi ngại đã biến thành sự thật, đến nay đảo chè Cầu Cau vẫn nguyên vẹn như thuở sơ khai. Ảnh: Việt Khánh.

Sau 6 năm có lẻ, những nghi ngại đã biến thành sự thật, đến nay đảo chè Cầu Cau vẫn nguyên vẹn như thuở sơ khai. Ảnh: Việt Khánh.

Ngày 11/5/2018, Tập đoàn này ban hành Quyết định Số 2573/TĐ-HĐQT về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB đợt 1 để thực hiện Dự án khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau.

Với 25,8ha diện tích trong phạm vi dự án, theo kế hoạch 22 hộ bị ảnh hưởng đợt 1 sẽ được nhận hơn 10 tỷ 700 triệu, đáng chú ý có gần 2 tỷ trong số này được chủ đầu tư “hào phóng” hỗ trợ thêm. Từ động thái đó, những tưởng dự án đình đám sẽ sớm băng băng về đích, nào ngờ không ai đoán trước được sự đời.

Dự án khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 2/2017 tại Quyết định 550/QĐ-UBND, đến tháng 12/2017 tiếp tục có Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000. Quá trình triển khai, Tập đoàn Cienco 4 mới chỉ kiểm đếm chứ chưa bỏ tiền đền bù, hỗ trợ. 

Tính từ thời điểm UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (tháng 2/2017), qua 6 năm có lẻ, chung quy Cienco 4 chỉ.... hứa suông chứ chẳng làm được gì nhiều. Trong suốt thời gian dài Tập đoàn này viện dẫn đủ lý do để xin gia hạn thực hiện dự án.

Doanh nghiệp chây ỳ, chính quyền chịu trận, người dân hoang mang, đó là thực cảnh đáng buồn xoay quanh dự án ngàn tỷ.

Vật vờ trong giấc mộng viển vông

Chờ đợi mòn mỏi hết năm này sang năm khác, chút niềm tin sau cuối đã chạm đáy từ lâu, phía UBND huyện Thanh Chương, UBND xã Thanh An và Thanh Thịnh đồng thuận kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh Nghệ An kiên quyết thu hồi dự án “treo” nhằm tạo điều kiện thu hút những doanh nghiệp đủ tiềm lực, thực tâm muốn vào thay thế. Mong muốn rất thiết thực nhưng rốt cuộc chưa được thông qua, cơn ác mộng mang tên “Cienco 4” vẫn tiếp diễn không thôi.

Ông Nguyễn Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương chia sẻ thông tin về cuộc họp gần nhất diễn vào đầu năm 2023 giữa các bên liên quan, do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Tại cuộc họp, chủ đầu tư xin chủ trương gia hạn, tỉnh đồng ý nhưng yêu cầu Cienco 4 phải “ký quỹ”, đồng thời nộp tiền theo quy định để đảm bảo tính khả thi. “Chưa rõ họ đã nộp tiền hay chưa, dự án có được gia hạn hay không, đến thời điểm này chúng tôi chưa nhận được bất kỳ văn bản chính thức nào của tỉnh”, ông Hiền khẳng định.

Cienco 4 kiên quyết không 'nhả' dự án khiến các nhà đầu tư tiềm năng khác chùn chân trong việc tiếp cận. Ảnh: Việt Khánh.

Cienco 4 kiên quyết không "nhả" dự án khiến các nhà đầu tư tiềm năng khác chùn chân trong việc tiếp cận. Ảnh: Việt Khánh.

Một lãnh đạo của huyện Thanh Chương nói thẳng: “Cienco 4 không làm được, thực lực đuối lắm rồi. Thỉnh thoảng thấy có đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản… đến khảo sát nhưng đâu rồi lại vào đó. Ở phạm vi trong nước, Công ty CP Tập đoàn Xuân Trường đã về làm việc với tỉnh, với huyện, bước đầu cũng hứa sẽ làm nhưng về sau không thỏa thuận được với Cienco 4 rồi cũng bỏ”.

Khi đề cập đến dự án này, ông Nguyễn Cảnh Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh An ngán ngẩm ra mặt. Ông Nam khẳng định, "chính quyền đã đổ nhiều công sức, thời gian, đối diện với vô vàn áp lực nhưng chẳng nhận lại được gì ngoài những hệ lụy và rắc rối không đáng có.

Từ những chuyện lớn lao cho đến những điều nhỏ nhặt nhất, ở phương diện lãnh đạo xã chúng tôi rất khó xử. Đơn cử như chế độ “xăng xe, cơm trưa” mà Cienco 4 hứa hẹn hỗ trợ cho 14 xóm trưởng trong quá trình thực hiện, không đáng là bao nhưng doanh nghiệp cư xử thế là không được, họ đã bỏ công sức cùng làm thì phải thanh toán đầy đủ như cam kết ban đầu chứ”.

Ông Nguyễn Cảnh Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh An khẳng định chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Nguyễn Cảnh Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh An khẳng định chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Ảnh: Việt Khánh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.