| Hotline: 0983.970.780

Cô độc cuối đời

Thứ Ba 12/07/2011 , 11:14 (GMT+7)

Các y, bác sỹ gọi giai đoạn điều trị cuối cùng và những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời của các bệnh nhân HIV/AIDS là một cuộc đấu tranh tinh thần, tâm lý thực sự.

Các y, bác sỹ gọi giai đoạn điều trị cuối cùng và những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời của các bệnh nhân HIV/AIDS là một cuộc đấu tranh tinh thần, tâm lý thực sự. Hành trình trở lại ngắn ngủi ấy được tóm tắt trong một câu: Vật vã trở về, vật vã ra đi.

TƯỞNG LÀ BỜ, AI NGỜ LÀ BIỂN

Quá trình nghiện hút rồi nhiễm HIV của bệnh nhân Phạm Văn T., sinh năm 1984 tại Mỹ Đức, Hà Nội (đang điều trị tại Bệnh viện 09) khá điển hình cho các thanh niên nông thôn chung cảnh ngộ. Vì thi trượt đại học, lại không chịu đi học cao đẳng hay trung cấp nghề vì xấu hổ nên T. bỗng trở thành một thanh niên lêu lổng, suốt ngày giao du với những đối tượng bất hảo trong xã, trong huyện. Gia đình ra sức khuyên can nhưng không ai đủ sức khiến T. quay trở lại làm một đứa con ngoan. Kết cục là T. nghiện hút rồi có HIV lúc nào không hay.

Trước khi vào Bệnh viện 09 điều trị, T. đã có thời gian lên trại cai nghiện, vào Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 (Ba Vì, Hà Nội) và khiến gia đình lao đao, khốn đốn. Nhìn T. bây giờ rất hiền lành, ngoan ngoãn và tỏ ra là người vui tính nhưng ít tai ngờ rằng cậu đã có một quá khứ “hoành tráng” với những trò phá phách, trộm cắp tràn lan để thỏa cơn nghiện làm cả một vùng quê yên ả thanh bình bị xáo trộn. Ai cũng xa lánh, khinh miệt cậu và gia đình…

T. bị chính quyền địa phương cưỡng chế bắt đi cai nghiện rồi chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội. Nhưng bước ngoặt thực sự khiến T. chùn chân, không có ý định trốn trại hay vượt rào để trở lại với ma túy chính là kết quả dương tính với HIV. Bản án tử không lời tuyên này đã đánh gục T., khiến cậu tuyệt vọng. Kể từ đó, cậu không còn dám nghĩ đến ma túy mà ngoan ngoãn nghe lời bác sỹ để có thể kéo dài cuộc sống được ngày nào hay ngày đó.

Nhưng để “ngoan ngoãn” chấp nhận được sự thật này không phải chuyện dễ dàng. Trong suốt quá trình trở lại làm một người bình thường (không còn phá phách, trộm cắp, nghiện hút), đã không ít lần T. nghĩ đến chuyện tự tử vì quá bi quan. T. tâm sự: “Biết mình mắc bệnh, em khóc ròng rã suốt mấy ngày, cơm không nuốt nổi vì sợ. Mắc cái bệnh này có chữa cũng không sống được nên chán lắm. Càng chữa càng chán, chỉ muốn chết cho xong. Đằng nào cũng phải chết thì chết sớm cho thanh thản, đỡ bị tai tiếng, soi mói”.

Hơn T. 4 tuổi và đã có “thâm niên” điều trị ở Bệnh viện 09, Nguyễn P.A (quê ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết phải mất nhiều thời gian lắm cô mới quen được cái cảm giác mình đang mang trong người căn bệnh này. “Chúng em đã mắc sai lầm, nhưng sai lầm này không thể sửa chữa. Người khác mắc sai lầm còn có cơ hội sửa, khi quay lại còn được chào đón, còn có cơ hội sống và làm lại. Còn chúng em, đau khổ nhất là lúc quay lại mới thấy mình thực sự tuyệt vọng, vì mình chẳng có gì, không ai chờ đón, không có gì để hi vọng. Nên hụt hẫng lắm. Người ta thường nói “quay đầu là bờ”, nhưng với những người như chúng em, quay đầu lại vẫn thấy biển, mà hình như biển càng mênh mông”, P.A vừa nói vừa khóc.

Những giọt nước mắt hối hả thi nhau rơi xuống vạt áo sờn rách, trượt qua khuôn mặt gầy guộc già nua hốc hác sau những ngày tháng vạ vật, say thuốc triền miên cảu P.A…

P.A. năm nay 30 tuổi nhưng nhìn cô như đã ngoài 40. Cuộc sống của cô từ sau khi biết mình có HIV đã bước sang một trang khác. Thời gian đầu cô bị trầm cảm nặng nề. Được sự giúp đỡ của các bác sỹ, hiện giờ P.A. đã vui vẻ, lạc quan trở lại. Cô tuyệt nhiên chẳng bao giờ bước chân ra khỏi cổng Bệnh viện 09. Cái gì cần mua cô sẽ gửi bác sỹ. Lúc nào thấy nhớ cuộc sống trẻ trung sôi động ngoài kia quá, cô sẽ ra hành lang phòng bệnh để lắng nghe tiếng xe cộ ồn ào. “Bây giờ em lại thấy thế là hạnh phúc và lại cố gắng sống. Chết rồi làm sao được thấy những điều ấy nữa”, P.A nói.

VẬT VÃ RA ĐI

Bác sỹ Nguyễn Đức Chung cho biết, nhiều bệnh nhân HIV/AIDS ra đi thầm lặng, có khi sau một đêm thức dậy, những bệnh nhân cùng phòng lại hốt hoảng phát hiện người bạn cùng cảnh ngộ của mình đã lặng lẽ đi từ lúc nào khi đang còn trong giấc ngủ… Những cái chết diễn ra có vẻ nhẹ nhàng, thanh thản nhưng thực tế là trước khi chết khoảng vài ngày, bệnh nhân HIV/AIDS thường có những diễn biến tâm lý bất thường, khó đoán. Nhiều người bên ngoài tỏ ra bình thản nhưng trong lòng là những nỗi đau khổ, vật vã khôn nguôi.

Bác sỹ Chung kể: Có một số bệnh nhân bệnh nặng lắm rồi, các bác sỹ tiên đoán là không sống thêm được bao lâu nữa, chỉ 1 vài ngày là cùng. Gọi gia đình thì gia đình không đến. Khi hỏi có muốn gặp ai, nhắn nhủ điều gì không, bệnh nhân thường lạnh lùng trả lời cụt lủn: “Chẳng thiết gặp ai hết”. Nhưng chỉ cần trò chuyện thêm vài câu, khơi gợi những tình cảm, kỷ niệm để bệnh nhân trút bớt nỗi lòng cho thanh thản thì nhiều người không chịu nổi đã òa khóc nức nở như một đứa trẻ.

“Theo thông lệ, không ai bảo ai, chúng em đều tự giác tắm rửa, thay quần áo, khâm liệm và tập trung làm lễ để tiễn bạn đi trước. Mỗi lần làm việc này, em lại trăn trở mất ngủ cả tuần, tinh thần lại rơi vào trạng thái bi quan, nặng nề cùng quẫn”, T. nói.

“Họ nói họ muốn gặp bố mẹ. Nhưng suốt quãng thời gian ở viện chẳng ai vào thăm nên họ tủi thân rồi nói là không muốn, không thiết. Nhưng từ sâu thẳm trong trái tim, họ muốn lắm”, bác sỹ Chung nói. Song trong những ngày tháng cảm nhận rõ rệt cái chết đã cận kề đó, có nhiều người tiếp tục phải một mình vượt qua vì gia đình không tới.

Lại có những bệnh nhân biết mình sắp chết nhưng tỏ ra như không biết, thậm chí vài ngày cuối đời còn tỏ ra yêu đời, lạc quan một cách kỳ lạ để che giấu đi nỗi sợ hãi. Có một bệnh nhân khiến cả Bệnh viện 09 nhớ mãi. Vào ngày trước khi chết, thấy bác sỹ vào tiêm thuốc, anh chàng còn vui vẻ trò chuyện (khác hẳn thường ngày) và nhờ bác sỹ mua cho một quả dưa chuột vì đó là loại quả ưa thích. Thấy bệnh nhân vui vẻ lạ thường, các bác sỹ biết điều gì sắp xảy ra và họ sẵn sàng làm tất cả những gì bệnh nhân nhờ.

Sau khi nhận được quả dưa chuột, chàng thanh niên chưa 30 tuổi rối rít cảm ơn rồi nhấm nháp quả dưa cho đến hết bữa tối. Sáng hôm sau, bệnh nhân này ra đi…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm