| Hotline: 0983.970.780

Có đường đi sẽ có NTM

Thứ Năm 02/12/2010 , 10:10 (GMT+7)

Tuy là xã khó khăn của vùng cao A Lưới, nhưng từ lúc triển khai chương trình xây dựng NTM, vùng đất nghèo Sơn Thủy đã khởi sắc từng ngày.

Sơn Thủy là một trong những xã khó khăn của vùng cao A Lưới (tỉnh TT- Huế) với hơn 90% dân số đồng bào dân tộc thiểu số. Thế nhưng, từ lúc triển khai chương trình xây dựng NTM, vùng đất nghèo Sơn Thủy đã khởi sắc từng ngày.

Trên con đường thênh thang được nhựa hóa, bê tông hóa từ trung tâm xã dẫn vào các thôn, những ngôi nhà vừa xây mới khang trang, là kết quả một đời lao động cần cù, chịu khó và những chính sách đúng đắn kịp thời của người dân và chính quyền Sơn Thủy.

Ông Trần Lộc, Chủ tịch UBND Sơn Thủy, phấn khởi: “Với cái thế đắc địa nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, nối liền với trung tâm huyện lỵ A Lưới và ngã ba Bốt Đỏ - khu vực có cụm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đóng trên địa bàn, có các chợ thị trấn A Lưới và chợ Bốt Đỏ nằm án ngữ hai đầu, đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, nông sản của người dân trong xã”.

Có mặt ở thôn Quảng Lộc, bên cạnh những nông sản người dân mang đi trao đổi trong phiên chợ sớm là chuyến xe chở đầy ắp vật liệu xây dựng. Anh Hồ Văn Nư, một nhân công bốc xếp ở đây cho biết: “Trước đây, để vào tận các thôn mua nông sản hay vận chuyển vật liệu xây nhà rất khó khăn, bởi đường đi ngập ngụa, lởm chởm ổ voi ổ gà".

 Có khi người dân muốn xây cái nhà, lợp mái tôn cũng mất cả ngày đi mua rồi vận chuyển vật liệu, vật lộn với những con đường ngập bùn. Nay thì khác xa rồi, đường xá được bê tông, xây mới, chỉ mất có 30 phút là xe vào tận nơi giao hàng, buôn bán nên bà con hết sức phấn khởi.

Bên cạnh hạ tầng được chú trọng đã giúp Sơn Thủy “nhìn ra” thế giới bên ngoài bằng việc phát triển giao thương, trao đổi buôn bán, chính quyền Sơn Thủy còn ưu tiên phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Hiện tại 40% hộ gia đình người dân trong xã tham gia vào các ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

 Đặc biệt, từ nguồn vốn của các chương trình, dự án như: Chương trình 135, Dự án ADB, Chương trình Tầm nhìn Thế giới, rồi nguồn vốn của ngành giáo dục và UBND huyện... hỗ trợ, Sơn Thủy đã phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trường tiểu học 2 tầng, với 12 phòng học khang trang, bê tông hóa thêm 3km kênh mương thủy lợi và xây dựng thêm 2,4km đường bê tông liên thôn, liên xã. Song song với việc từng bước hoàn thiện, kiên cố hệ thống kênh mương thủy lợi, người dân Sơn Thủy đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang những cây, con có lợi nhuận cao. 

Chủ tịch Trần Lộc cho biết thêm, cơ sở hạ tầng hoàn thiện đã tạo động lực mới trong phát triển kinh tế của xã miền núi Sơn Thủy. Sản phẩm của bà con dễ mang đi tiêu thụ, chi phí vận chuyển giảm xuống, giá thành sản phẩm bán ra cao hơn trước nên các hoạt động sản xuất cũng được kích thích phát triển. Bằng chứng là trước đây, thu nhập thấp, năm nào người dân cũng giáp hạt, đói kém, nay thu nhập bình quân đầu người đạt gần 9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ dùng điện và nước sạch hợp vệ sinh 100%.

“Đến nay, Sơn Thủy đã đạt gần 50% tiêu chí xây dựng NTM. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ xã đến thôn, bản và nhân dân về xây dựng NTM, Sơn Thủy đã thành lập và kiện toàn BCĐ xây dựng NTM của xã nên đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy Sơn Thủy sớm hoàn thành các chỉ tiêu còn lại", ông Lê Thanh Tâm, Bí thư Đảng ủy xã, tỏ rõ sự quyết tâm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.