| Hotline: 0983.970.780

Cô giáo Tử Dao kể chuyện mùa hè bằng song ngữ cho thiếu nhi

Thứ Tư 12/07/2023 , 16:02 (GMT+7)

Cô giáo Tử Dao trao gửi món quà mùa hè cho thiếu nhi là tập sách song ngữ 'Susie và những câu chuyện ngọt ngào' giúp các em trau dồi tiếng Việt và tiếng Anh.

Cô giáo Tử Dao.

Cô giáo Tử Dao.

Cô giáo Tử Dao cách đây mấy năm đã có tập sách “Những chuyến phiêu lưu của Mèo Tita” được độc giả thiếu nhi yêu thích. Mùa hè này, cô giáo Tử Dao lại mang đến cho các bạn nhỏ tập sách “Susie và những câu chuyện ngọt ngào” do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành.

Với phẩm chất một nhà sư phạm, cô giáo Tử Dao luôn mong muốn mỗi tác phẩm sẽ mang đến cho phụ huynh và con trẻ những điều bổ ích, thiết thực để phát triển sức khoẻ thể chất, tinh thần và nền tảng cho nhân cách cao quý của con Rồng cháu Tiên. Tập sách “Susie và những câu chuyện ngọt ngào” không chỉ in song ngữ Việt – Anh, mà còn được đích thân cô giáo Tử Dao vẽ minh họa.

Tập sách song ngữ: “Susie và những câu chuyện ngọt ngào” (Susie and her sweet stories) của cô giáo Tử Dao, dành cho lứa tuổi từ 3 đến 8 tuổi, gồm bốn truyện: “Bánh Bông lan kỳ diệu” (The Miraculous Cupcake), “Long nhân từ ái” (The Kind Dragon Man), “Sô cô la công bằng” (Fair trade chocolate), “Lời khuyên của nữ hoàng ong” (The Queen Bee’s Advice).

Với kiến thức và kinh nghiệm của một cô giáo, tác giả Tử Dao đưa các bạn nhỏ vào những câu chuyện ly kỳ thông qua lối kể chuyện lôi cuốn của cô chủ tiệm bánh Susie và người thầy dạy làm bánh Bary. Không những thế, các bạn nhỏ còn có cơ hội khám phá những điều hay và bổ ích khi phiêu lưu qua nhiều miền đất lạ, đồng thời vẫn không quên thực hiện những thói quen văn minh đơn giản như tôn trọng người khác khi xếp hàng nhận bánh và vệ sinh cá nhân rửa tay trước khi ăn bánh.

Tập sách song ngữ như một món quà mùa hè cho thiếu nhi.

Tập sách song ngữ như một món quà mùa hè cho thiếu nhi.

Nét vẽ hồn nhiên đầy màu sắc của cô giáo Tử Dao trong bộ sách tạo nên một thế giới truyện đáng yêu mang tính hội nhập quốc tế, đồng thời thể hiện sự tự hào về truyền thống văn minh người Việt. Cô giáo Tử Dao kỳ vọng, “Susie và những câu chuyện ngọt ngào” sẽ giúp các em nhỏ trau dồi kỹ năng đọc cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Đồng thời, tập sách cũng là cơ hội để phụ huynh chia sẻ những thông điệp ý nghĩa cho con em mình.

Sách thiếu nhi vẫn là một thị trường đầy tiềm năng. Mỗi tác giả có thể chọn lựa một kênh thẩm mỹ riêng để tiếp cận bạn đọc nhỏ tuổi. Cô giáo Tử Dao vận dụng ưu điểm của người đứng trên bục giảng để kể chuyện cho độc giả nhí bằng song ngữ. “Susie và những câu chuyện ngọt ngào” có thể xem như một món quà mùa hè dành cho trẻ em của một người yêu trẻ em và hiểu trẻ em.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm