| Hotline: 0983.970.780

Có một dòng Tô Lịch ở Hà Nam

Thứ Ba 22/11/2011 , 10:42 (GMT+7)

Thời gian gần đây, người dân sống ven sông Châu Giang (Hà Nam) đã tự đặt cho dòng sông này một cái tên mới: sông Tô Lịch.

Nước sông bị ô nhiễm biến thành màu đen, hôi thối

Thời gian gần đây, người dân sống ven sông Châu Giang (Hà Nam) đã tự đặt cho dòng sông này một cái tên mới: sông Tô Lịch.

Sở dĩ có cái tên này là bởi sông đã bị ô nhiễm nặng, nước sông đen sì và bốc mùi hôi thối như sông Tô Lịch ở Hà Nội vậy.

Không còn một “Sông Châu hiền hòa, sông Nhuệ yêu thương…” như lời của bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Tiến nữa. Ô nhiễm nặng nhất là khúc sông chảy qua địa bàn huyện Duy Tiên. Dọc theo tuyến đường liên huyện qua các xã Châu Giang, Đọi Sơn, Yên Nam, thị trấn Hòa Mạc, Yên Bắc… đều có mùi hôi và nước có màu đen. Một người dân ở xã Yên Bắc cho biết: "Không biết nước bẩn này từ đâu về, cứ nửa tháng lại có một đợt nước về khoảng 3 - 4 ngày thì hết. Nước ô nhiễm hôi thối không ngửi được. Không biết  có Cty nào xả nước thải theo định kỳ hay không mà cứ đúng kỳ 15 - 20 ngày là dòng nước đen lại về sông Châu".

Cá dưới sông Châu chết nổi trắng trên mặt nước. Chúng tôi đi dọc theo tuyến đường liên huyện chạy qua địa bàn huyện Duy Tiên, xã nào cũng có một vài điểm bán cá ở ven đường. Các loại cá sông không chịu được nước bẩn đều bị bắt mang bán với giá rẻ hơn giá ngoài thị trường nhiều lần.

Nước sông Châu bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống ven sông mà còn ảnh hưởng cả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện khi mà phần lớn diện tích trồng lúa của Duy Tiên đều lấy nước và chịu sự điều tiết nước của sông Châu. Được biết, tình trạng ô nhiễm của dòng sông đã tồn tại suốt thời gian dài nhưng vẫn chưa thấy chính quyền xã, huyện cũng như tỉnh Hà Nam vào cuộc điều tra để có biện pháp kịp thời ngăn chặn.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.