| Hotline: 0983.970.780

Có một "hoàng thành" ở Yên Bái

Thứ Năm 25/03/2010 , 15:33 (GMT+7)

Đấy là vùng đất lịch sử văn hoá được công nhận là Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y (thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên), với một quần thể dày đặc các dấu tích kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần...

Đấy là vùng đất lịch sử văn hoá được Bộ Văn hoá -Thông tin, năm 2001, công nhận là Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y (thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên), với một quần thể dày đặc các dấu tích kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần, lan sang các vùng phụ cận rộng chừng 5 cây số vuông, cách thành phố Yên Bái hơn một trăm cây số.

Còn rõ hình hài của thành quách, ao vua, hào luỹ, bãi tập... cùng nền tảng chùa tháp, đền đài, vật liệu kiến trúc, với cảnh quan núi sông bao bọc, ẩn hiện sinh thoát, hiểm yếu về địa thế quân sự, thâm sâu về vị thế kiến trúc tín ngưỡng. Di tích được phát hiện năm 1995, qua nhiều đợt khai quật càng phát lộ nhiều giá trị đáng quý. Viện khảo cổ Việt Nam đánh giá "là một quần thể di tích rất quan trọng, lưu giữ nhiều di vật khảo cổ học quý hiếm, thuộc nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, từ thời nguyên thuỷ đến thời kỳ lịch sử phong kiến tự chủ".

Đỉnh toà tháp cửu phẩm liên hoa

Giáo sư Hà Văn Tấn đã khảo sát tại hiện trường, cho rằng: "Đây là tháp đất nung rất độc đáo có quy mô và kích thước to lớn, lần đầu tiên được tìm thấy ở vùng miền núi Việt Nam".

Điều lý thú là nhiều hiện vật khai quật ở đây có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật kiến trúc đất nung được khai quật ở hoàng thành Thăng Long. Đó là các vật liệu kiến trúc gồm: gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, sen, cúc... tượng đất nung linh vật các loại: đầu rồng, phượng, uyên ương, lân, voi, garuda..., cùng đồ thờ, đồ gốm sứ, tiền đồng..., nhiều di vật mang phong cách vương triều. Những di tích và di vật đã được các nhà khoa học lịch sử nhận định: đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, như một Trung tâm văn hoá Phật giáo thời bấy giờ. Đặc biệt tìm thấy 2 bài minh bằng chữ Hán, khắc vào tháp đất nung, đã cung cấp thông tin rất quý. Đó là Hoàng Lục Thiện ở Thượng Lâm Trường, sinh năm Mậu Ngọ (1258...?) năm 45 tuổi đã cung tiến cho chùa Thượng Miện 40 toà tháp cửu phẩm liên hoa, loại bảo tháp biểu tượng của nhà Phật. Cây tháp đất nung lớn Hắc Y mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật thời Lý với những đường nét hoa văn mềm mại, tinh tế và độc đáo.

Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y cho thấy đạo Phật là Quốc đạo đã được triều đại Lý - Trần mở rộng, kinh dinh thành công tới tận vùng rừng núi, vốn là địa bàn chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Theo đoán định của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng vùng đất này có thể là đại bản doanh hoặc trang ấp của các thủ lĩnh được triều đình cử trấn giữ miền biên viễn phía bắc, khi xây dựng bản doanh đã dựng chùa để Phật tử là binh lính và gia tộc có nơi hành đạo. Điều này có thể liên quan đến vai trò của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255-1330), là bậc thân vương tôn quý, có tài thao lược đánh quân Nguyên, thu phục các thổ tù, biết nhiều ngôn ngữ và phong tục tập quán các dân tộc thiểu số, được dân miền núi nể phục, khi ông trấn giữ trại Thu Vật, dọc lưu vực sông Chảy. Việc Hoàng LụcThiện cung tiến bảo tháp chứng tỏ sự thần phục của trăm họ với triều đình. 

Cổ vật hình dáng chim Uyên ương bằng đất nung có hình dáng và niên đại cùng với cổ vật tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long

Quần thể di tích còn là nơi danh lam thắng cảnh, hình sông thế núi ngoạn mục. Một bên núi Hắc Y và núi Bạch Mã uy nghi, một bên dòng nước ngòi Đại Cại nhập vào sông Chảy, đầu nguồn Di tích thắng cảnh hồ Thác Bà. Có ngôi đền Đại Cại nổi tiếng về linh thiêng, được dân khắp nơi chiêm bái. Từ lâu, dân nơi này còn truyền tụng câu đối:

          Này Suối Bạc, nọ Dòng Xanh, hai dải uốn quanh chầu Đại Cại

Đây Hắc Y, đó Hương Thảo, bốn bề quy tụ giữa Đất Linh

Hắc Y là núi đá, đứng độc lập, có đường mòn ngoạn mục lên tới đỉnh, với rất nhiều cảnh vật kỳ thú, hang động và vách đá dựng, rất thích hợp với những ai ưa leo núi mạo hiểm. Tương truyền Thần Hắc Y (Áo Đen), có công cùng dân dẹp giặc trên thung lũng sông Chảy. Khi đất nước yên hàn, Thần phi ngựa trắng về núi. Nơi ngựa dừng là núi Bạch Mã. Còn Thần trở về núi đá, tan biến vào ngàn cây, để lại tấm áo giáp đen, dân gọi là núi Hắc Y. Hàng năm vào tháng giêng nhân dân các dân tộc sinh tụ ở vùng này mở lễ hội Đại Cại, với các nghi thức tế lễ nhằm ngợi ca công tích của những người khai mở đất đai đồng ruộng, hướng dẫn người dân gieo trồng, tích trữ lương thảo, gây dựng làng bản quê hương, cùng với hội " lồng tồng" của cư dân Tày địa phương, lôi cuốn khách khắp nơi đến hành lễ.

Với thiên nhiên hào phóng, cảnh quan hữu tình, nếu địa phương đầu tư công sức và trí lực thích đáng, phục dựng lại một số kiến trúc tiêu biểu, hẳn quần thể Di tích được ví như "hoàng thành" của Yên Bái sẽ trở thành khu du lịch lý tưởng đối với miền sơn cước.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm