| Hotline: 0983.970.780

Có nên coi mại dâm là một nghề?

Thứ Bảy 07/04/2018 , 08:30 (GMT+7)

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện có nên coi mại dâm là một nghề hay không?

“Những người làm mại dâm là những người dễ bị rủi ro nhất, họ rất dễ bị tổn thương, là những người yếu thế. Mại dâm xuất phát từ nhu cầu rất bình thường của xã hội, chúng ta không nên câu nệ về những câu chuyện đó nữa, ở đây đừng bàn đến khía cạnh đạo đức mà nó là nhu cầu xã hội và sự cần thiết phải bảo vệ những con người yếu thế dễ bị tổn thương”.

Đây là quan điểm của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội trả lời phỏng vấn KTGĐ xung quanh câu chuyện có nên coi mại dâm là một nghề hay không?

10-05-04_luu_binh_nhuong
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

Mại dâm là một hoạt động tồn tại đã lâu, để giảm thiểu những tác động tiêu cực của mại dâm, đã có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc có nên hình sự hóa hay hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, coi đây là một nghề hay không. Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH một lần nữa lại đưa vấn đề này ra bàn thảo, với tư cách là Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc coi mại dâm là một nghề bởi ở nhiều nước trên thế giới đã công nhận mại dâm là một nghề, ví dụ ở New Zealand đã có luật bảo vệ nghề mại dâm, chứ không phải như chúng ta đã từng bàn và giờ lại tiếp tục bàn mà chưa ngã ngũ.

Vì sao ông lại ủng hộ lĩnh vực được xem là “nhạy cảm”, “tệ nạn” này?

Chúng ta phải hiểu rằng có cung thì có cầu, đây không phải là vấn đề thiếu lành mạnh, quan trọng là chúng ta quan niệm như thế nào và tổ chức như thế nào.

Những người làm mại dâm là những người dễ bị rủi ro nhất, họ rất dễ bị tổn thương, là những người yếu thế. Mại dâm xuất phát từ nhu cầu rất bình thường của xã hội, chúng ta không nên câu nệ về những câu chuyện đó nữa, ở đây đừng bàn đến khía cạnh đạo đức mà nó là nhu cầu xã hội và sự cần thiết phải bảo vệ những con người yếu thế dễ bị tổn thương.

Đúng như bạn nói, trên thực tế, chúng ta hiện đang quản lý mại dâm như một thứ “tệ nạn của xã hội”, coi những người làm nghề này như ma, như hủi. Trong khi một số nước, thậm chí ngay nước láng giềng Thái Lan, Singapore dù cấm mại dâm nhưng họ thừa nhận về mặt thực tế... coi đó là một nghề!

Theo tôi, chúng ta phải quản lý nó như một nghề, một hoạt động của xã hội. Phải coi đó là một vấn đề đặc biệt để có sự quản lý đặc biệt và có một thái độ ứng xử phù hợp.

Bên cạnh luồng ý kiến đồng tình cũng có ý kiến không đồng thuận khi cho rằng, nếu công nhận mại dâm là một nghề thì phải tuân thủ Luật giáo dục nghề nghiệp, phụ nữ bán dâm phải được đào tạo, có giáo trình… Ông cho rằng lý lẽ này thuyết phục?

Nghề nghiệp do sự phân công lao động. Có nghề nào là nghề lúc khởi thủy có giáo trình đâu. Có giáo trình nào đầu tiên dạy nghề… làm đồng không?

Tuy nhiên tôi cũng phải nói rõ thêm, chúng ta không phủ nhận việc công nhận mại dâm là một nghề cũng sẽ tồn tại những rủi ro, do đó cần phải đánh giá chính xác những tác động xã hội để hình dung hết những mặt lợi, hại của nó.

Vậy theo ông cụ thể những việc cần làm đối với câu chuyện quản lý mại dâm hiện nay và tương lai sẽ là như thế nào? Có nên áp dụng đại trà hay thí điểm ở một vài nơi hay không?

Chúng ta không nên đặt câu chuyện “triển khai đại trà hay không” bởi vì không thể lên trên rừng làm nghề đó được. Mại dâm xuất hiện ở một số khu vực, ở những thành phố lớn thậm chí nơi có nhiều khách du lịch.

Như tôi từng nói, đây là nghề đặc biệt cần có sự đối xử phù hợp đặc biệt, cần có sự quản lý đặc biệt chứ không thể làm tràn lan được. Làm sao để vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục của nước ta, không trở thành một vấn đề để mở rộng thành tệ nạn.

Đây là vấn đề xã hội cần được giải quyết ở phạm vi của nó cho nên cần có sự nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ trên mọi khía cạnh. Theo đó, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn cần phải có nghiên cứu cụ thể.

Trong đó, có một số vấn đề cần tập trung. Đầu tiên cần phải đánh giá tác động xã hội của mại dâm này với xã hội, với chính những người làm nghề này và những vấn đề có liên quan như đảm bảo hạnh phúc gia đình, thuần phong mỹ tục. Hai là quản lý các vấn đề về thu thuế, khám chữa bệnh. Ba là học tập kinh nghiệm quốc tế một cách phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thứ tư là vấn đề tổ chức ở những khu vực nào…

Nếu chúng ta coi đó là một nghề thì đúng như đại diện Bộ Y tế đã nói (TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế), xét về mặt sức khỏe, nếu coi mại dâm là một nghề, người hoạt động trong lĩnh vực này có nhiều lợi thế, đó là họ được khám sức khỏe định kỳ, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phòng vệ, tập huấn kỹ năng phòng chống bệnh lây qua đường tình dục... Ngay cả người đứng ra tổ chức cũng phải đăng ký hoạt động, có trách nhiệm với nhân viên của mình. Như vậy, quyền lợi của người hành nghề mại dâm được hưởng nhiều hơn.

Xin cảm ơn ông!

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), hoạt động mại dâm ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia đóng góp 2-14% GDP và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Ở một số nước, mại dâm được coi là nghề, nhưng đa số các nước trên thế giới hoạt động này bị coi là vi phạm pháp luật, trong đó có cả các nước phát triển và có tư tưởng rất thoáng về quan hệ tình dục như Mỹ. Việt Nam cũng nằm trong nhóm này. Đáng lưu ý, hiện số người bán dâm ở nước ta có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó, có khoảng 75.000 người là nữ giới.

 

(Kiến thức gia đình số 14)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm