| Hotline: 0983.970.780

Có nên SX lúa tái sinh?

Thứ Sáu 20/07/2012 , 10:44 (GMT+7)

Làm lúa tái sinh thì có lợi cho kinh tế hộ gia đình, nhưng tính rộng ra toàn xã hội thì không ổn...

* Mất cán bộ vì... lúa tái sinh

Ông Dương Công Toản- Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy (Lệ Thủy-Quảng Bình) cho hay: “Nếu giá thóc ổn đinh được ở mức như năm 2011 là 7-8 triệu đ/tấn và giá vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu không tăng cao thì người dân sẽ chuyển đổi từ lúa tái sinh sang SX hè thu là điều chắc chắn”.

Lúa tái sinh... sinh chuyện

Lệ Thủy là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Bình vì hàng năm, sản lượng lương thực của huyện đã chiếm 1/3 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh. Thời vụ trồng lúa ở Lệ Thủy theo tập quán có 2 vụ chính là ĐX và HT. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích lúa HT giảm dần, từ gần 2.000 ha (năm 2010) giảm còn 1.500 ha (2011) và chỉ còn 1.350 ha trong năm nay.

Trong khi đó, diện tích lúa tái sinh (người dân địa phương còn gọi là lúa chét, tức là lúa sau khi thu hoạch vụ ĐX thì để lại gốc rạ, chăm bón để lúa phát triển và thu hoạch tiếp) tăng dần từ 7.000 ha (năm 2010) lên gần 8.100 ha năm nay... Một số địa phương có diện tích SX HT khá lớn đã chuyển sang làm lúa tái sinh như Hoa Thủy, Phong Thủy, An Thủy, Sơn Thủy, Lộc Thủy... Dự kiến năng suất lúa tái sinh năm nay trung bình đạt gần 28,5 tạ/ha. Trong đó, các xã Phong Thủy, Lộc Thủy năng suất vượt trội trên 35 tạ/ha. Vụ lúa tái sinh được đánh giá là được mùa hơn năm ngoái.


Vụ lúa tái sinh được mùa ở Lệ Thủy

Theo ông Nguyễn Xuân Hóa- Chủ nhiệm HTXNN Tuy Lộc (xã Lộc Thủy) thì SX lúa tái sinh có khoảng 15 năm nay. Hiệu quả của nó mang lại sát sườn cho từng hộ xã viên nên được bà con ưa chuộng phương thức SX này. “Ưu điểm của lúa tái sinh là TGST ngắn, chỉ 60-65 ngày nên tránh được lũ tiểu mãn. Sau khi thu hoạch xong, bà con còn nhiều thời gian để cày ải ruộng, sớm phơi đất tránh ruộng bị trầm canh. Mặt khác, do ít sử dụng phân, bón, thuốc BVTV như vụ HT nên việc bảo vệ môi trường được tốt hơn và gạo lúa tái sinh là sản phẩm sạch, ăn ngon, dẻo hơn, bán được giá trên thị trường”- ông Hòa nhấn mạnh.

Trên cánh đồng xã Phong Thủy đang vào vụ gặt, ông Nguyễn Văn Hai vừa chất lúa lên xe bò kéo vừa tính toán: “Nếu tính trên cùng diện tích một sào (500 m2) thì SX vụ HT có tổng chi phí (các khâu dịch vụ, giống, vật tư, BVTV, công gieo, thu hoạch...) hết 248 kg thóc; năng suất đạt 275 kg (55 tạ/ha) thì còn lãi 27 kg thóc. Trong khi đó, chi phí cho lúa tái sinh hết 70 kg; năng suất đạt 150 kg (30 tạ/ha) thì còn lãi 80 kg. Vậy là làm lúa tái sinh lãi hơn lúa HT rất rõ ràng. Ngoài ra còn khỏe công sức, còn thời gian đi làm phụ hồ, ruộng trên đồng còn thu hoạch thêm được cá, cua đồng cũng được tiền triệu”.

Khi người nông dân thấy lợi là làm. Chính vì vậy mà ở Lệ Thủy đã có thời gian chỉ đạo quyết liệt làm vụ HT, hạn chế làm lúa tái sinh. Trong khi đó người dân lại "hè nhau" làm tái sinh. Nhiều địa phương không vận động được nông dân làm HT thì cán bộ bị khiển trách, kỷ luật. Thậm chí, có vị Chủ nhiệm một HTXNN có tiếng tăm, là đại biểu HĐND tỉnh cũng đã bị cho thôi giữ chức vụ trong lần đại hội xã viên tiếp theo vì không chỉ đạo, hướng được xã viên làm HT.

Phải có quy hoạch cụ thể...

Ông Phạm Hữu Thảo- Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy:

“SX lúa tái sinh tuy rằng lợi nhuận mang lại cao hơn nhiều so với SX lúa HT. Nhưng về mặt xã hội làm ảnh hưởng đến tổng sản lượng lương thực, hạn chế các khâu dịch vụ, đòi hỏi kỹ thuật thâm canh áp dụng cho vụ ĐX cao hơn.

Vì vậy, các địa phương cần rà soát quy hoạch, khoanh vùng đối với những diện tích đủ điều kiện canh tác mới SX lúa tái sinh. Những diện tích có điều kiện đảm bảo cho SX vụ HT cần ổn định và phát triển để tăng sản lượng, giải quyết các khâu dịch vụ trong nông nghiệp”.

“Làm lúa tái sinh thì có lợi cho kinh tế hộ gia đình, nhưng tính rộng ra toàn xã hội thì không ổn”- ông Toản tranh luận. Lý luận ông Toản đưa ra cũng rất đáng suy nghĩ. Theo ông, cho dù lúa tái sinh có lãi, nhưng nếu tính tổng thu nhập chung thì rất thấp. Chẳng hạn Lệ Thủy có 8.000 ha lúa tái sinh, đạt năng suất bình quân đến 30 tạ/ha thì có tổng sản lượng 24.000 tấn thóc. Trong khi đó, nếu làm HT có năng suất 55 tạ/ha thì tổng sản lượng lương thực sẽ là 44.000 tấn. Con số chênh lệch là 20.000 tấn.

“Nếu làm HT thì con số chênh lệch này sẽ thành thu nhập của xã hội, vì đó là chi phí dịch vụ, công làm, tức là tạo công ăn việc làm và có thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân nông thôn. Chi phí cũng bao gồm cả vật tư phân bón, BVTV... tức là là đẩy mạnh khâu lưu thông hàng hóa...”- ông Toản nói.

Cùng chung “quan điểm lý luận”, ông Lê Quý (xã Liên Thủy) cũng cho rằng các khâu dịch vụ của HTXNN thu bình quân mỗi ha là 5 triệu đồng; trong khi đó, thu khi làm tái sinh chỉ có 2 triệu đồng. Như vậy, mỗi ha HTX thất thu 3 triệu đồng. Mỗi HTX có khoảng 100 ha làm dịch vụ đã thất thu 300 triệu đồng. Số tiền này không để ăn chia mà quay vòng vào đầu tư, kiến thiết đồng ruộng hay đầu tư các công trình phúc lợi hoặc hoạt động xã hội khác. “Được cho từng hộ xã viên, nhưng lại thiệt cho xã hội, cộng đồng là ở chỗ đó”- ông Quý chia sẻ.

Trong hội thảo về đánh giá hiệu quả vụ lúa tái sinh 2012 do huyện Lệ Thủy được tổ chức mới đây, nhiều đại biểu là cán bộ chủ chốt của HTX, địa phương cũng đã có chung quan điểm là không nên nơi nào cũng áp dụng làm tái sinh theo kiểu "mạnh ai nấy làm” mà phải xem xét và xác định đây là vụ chính để đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất. Trước đó, phải đầu tư giống chất lượng cao trong vụ ĐX mới tạo được điều kiện tốt để nâng cao giá trị SX cho lúa tái sinh.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm