| Hotline: 0983.970.780

Con gấu đã bị giết

Thứ Tư 18/09/2013 , 09:58 (GMT+7)

Khi sự việc chưa kịp lắng xuống, lực lượng Kiểm lâm Phú Thọ lại tiếp tục bất ngờ khi nhận được thông tin con gấu đã bị chích điện chết.

Đã một tuần trôi qua sau sự việc cháu V.H.Q ở khu 8, xã Cự Thắng (Thanh Sơn – Phú Thọ) bị gấu cắn nát cả hai cánh tay, nỗi sợ hãi vẫn bao trùm lên căn nhà của ông Tăng Đức (chủ hộ nuôi gấu).

Khi sự việc chưa kịp lắng xuống, lực lượng Kiểm lâm Phú Thọ lại tiếp tục bất ngờ khi nhận được thông tin con gấu đã bị chính ông Đức dùng điện sát hại.

Ngày thứ ba kinh hoàng

“Hôm đó, gia đình người em tổ chức đám cưới cho con gái. Con cháu, họ hàng đến rất đông, cháu Q (5 tuổi) được bố mẹ (nhà cháu Q cách nhà ông Đức 500m) đưa sang chơi. Khoảng 10 giờ trưa, bà Tăng Thị Hậu, 60 tuổi (cháu Q gọi bằng bà) đưa cháu Q ra gần chuồng gấu chơi”, ông Đức thuật lại cho PV.


Ông Tăng Đức bên chuồng nuôi nhốt gấu

Vì tính hiếu động, Q đã dùng chiếc que nhựa chọc gấu, miệng lẩm bẩm “chiu chiu, chiu chiu”. Con gấu nổi điên cắn chặt que nhựa, Q hét lên “thả ra, thả ra”. Tiếp đó, Q đã thò tay qua khe cũi kéo que nhựa ra nhưng bị con gấu cắn mạnh vào tay trái. Đau quá, cháu liền thò tay phải vào liền bị gấu ngoạm nốt.

Nghe tiếng Q hét thất thanh, bà Hậu chạy lại, dùng hết sức bình sinh kéo Q ra khỏi con gấu nhưng không được. Không còn cách nào, bà Hậu chạy vào nhà gọi mọi người ra trợ giúp. Nhưng khi chạy ra, Q đã nằm vật ra nền bê tông, người bê bết máu, hai tay bị gấu cắn cụt, dập nát.

Ngay lập tức, gia đình ông Đức gọi điện lên bệnh viện Thanh Sơn để gọi xe cấp cứu. “Các bác sĩ nói bảo cần nhanh chóng đưa cháu Q lên viện cấp cứu rồi hướng dẫn chúng tôi cách cầm máu cho cháu qua điện thoại. Hai tay cháu cũng được mọi người rửa qua và ướp lạnh mang theo”, ông Đức ngậm ngùi nhớ lại.


Nơi cháu Q bị con gấu cắn nát 2 tay

Theo Nghị định 32 của Thủ tướng Chính phủ, gấu (cả gấu ngựa và gấu chó) thuộc nhóm 1B, cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Tại bệnh viện Thanh Sơn, sau khi sơ cứu và cầm máu, cháu Q được nhanh chóng chuyển xuống Hà Nội tiếp tục cứu chữa. Đi theo xe cấp cứu có 3 bác sĩ cùng 11 người là họ hàng, sẵn sàng truyền máu cho cháu Q.

Được nửa đường, do mất máu quá nhiều, Q dần ngất xỉu. Rất may, khi thử máu nhanh, nhóm máu của bà Hà Thị Minh Tân (vợ ông Đức) cùng nhóm với cháu Q nên đã được truyền kịp thời. Khoảng 3h chiều, cháu Q tới được bệnh viện nhi TW. Sau khi thăm khám, các bác sĩ tiến hành mổ. Ca mổ kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ, đến hơn 7 giờ tối thì hoàn tất.

Rất đáng tiếc, hai cánh tay bị đứt lìa của Q hoàn toàn không có thể nối lại và phải tháo khớp tay phải vì gấu đã cắn nát hoàn toàn các gân, cơ tay. Chiều 16/9, ông Đức điện thoại cho bố mẹ cháu Q, rất vui mừng vì Q đã gần như bình phục và có thể nô đùa với các bạn từ trên Thanh Sơn xuống thăm.

Tự ý sát hại gấu

Trao đổi với PV, ông Trần Quốc Toản, Hạt trưởng hạt KL Thanh Sơn cho biết, hiện con gấu cắn cụt hai tay của Q đã bị chính gia đình ông Đức… tiêu diệt. “Tôi đã cử một nhóm cán bộ vào trong đó kiểm tra toàn bộ sự việc, trong chiều nay sẽ có báo cáo”, ông Toản nói.

Tại nhà ông Đức, đại diện Hạt KL cho chúng tôi xem một số biên bản làm việc, biên bản xử phạt về vụ việc này. Ông Nguyễn Tiến Hiếu, Hạt phó Hạt KL Thanh Sơn cho biết, hộ ông Tăng Đức đã từng bị xử phạt về việc vi phạm quy định bảo vệ động vật rừng. Cụ thể, biên bản số 8793 ngày 4/11/2011, ông Đức bị xử phạt với số tiền là 10 triệu đồng.


Toàn cảnh khu nuôi nhốt gấu của gia đình ông Đức

Tại thời điểm đó, Hạt KL cũng vận động gia đình ông Đức giao nộp con gấu, thả lại môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, ông Đức đã từ chối, kiên quyết không giao nộp. “Nói thật với chú, tôi không giao nộp vì đây là món quà ông Ngô Đức Thành, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng khi về hưu năm 2003. Tôi coi nó như một món quà kỉ niệm, nuôi làm cảnh chứ không vì mục đích kinh doanh”, ông Đức phân trần.

Con gấu, “thủ phạm” của vụ việc là loài gấu ngựa, giống đực, nặng khoảng 200kg. Ông Đức cũng cho biết, hiện ông đang xây dựng một khu sinh thái rộng khoảng 400ha. Sau khi xây dựng xong, ông sẽ chuyển con gấu qua đó để làm cảnh. Nhưng ý định của ông Đức chưa kịp thành hiện thực thì xảy sự việc đau lòng kể trên.

Sáng 11/9 (sau 1 ngày sự việc xảy ra), vợ ông Đức là bà Hà Thị Minh Tân mếu máo gọi điện về từ bệnh viện nhi TW bảo, ông tiêu diệt ngay nó cho tôi. Bé Q khi đó đã tỉnh táo, nói chen ngang vào điện thoại: “Ông ơi, nó cắn mất tay cháu rồi”.

Ông Đức chết lặng, mặt nóng phừng phừng lao ra chuồng gấu. Sẵn cái ổ điện ngay cửa chuồng, ông dòng dây diện “chích” con gấu chết tại chỗ. Đến ngày 12/9, ông cho xác con gấu này cho một người tên Kiên, quê huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Nói là cho, nhưng sau đó, anh Kiên đã chuyển qua tài khoản cho ông Đức 25 triệu đồng.

Mãi đến sáng 16/9, tức là sau bốn ngày con gấu bị sát hại, Hạt KL Thanh Sơn mới nhận được thông tin và cho người vào kiểm tra. Tại hiện trường, chiếc cũi trống trơn, xung quanh được dọn dẹp sạch sẽ. Khi PV hỏi thông tin về người tên Kiên, ông Đức bảo không biết địa chỉ cụ thể cũng không có số điện thoại liên hệ. Việc mua bán của ông Đức và anh Kiên cũng chỉ như trao tay, hoàn toàn không có giấy tờ mua bán.

Chúng tôi có buổi làm việc nhanh với lãnh đạo Chi cục KL tỉnh Phú Thọ. Ông Đỗ Ngọc Đoàn, Chi cục trưởng Chi cục KL Phú Thọ cho biết, việc cháu bé bị gấu cắn cụt hai tay đã nhận được báo cáo từ Hạt KL huyện Thanh Sơn.

“Việc con gấu bị tiêu diệt như các anh nắm được thì tôi cũng vừa được nghe anh em dưới Hạt báo cáo nhanh qua điện thoại”, ông Đoàn nói. Ông Đoàn cũng khẳng định, việc ông Đức tự ý sát hại con gấu rồi đem cho như thế là hoàn toàn vi phạm pháp luật.

“Ngày mai, tôi sẽ giao cho Phòng Thanh tra pháp chế kiểm tra, xử lí việc này. Nếu như không xử phạt hành chính được, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan Công an khởi tố vụ việc”, ông Đoàn khẳng định. Xét lại toàn bộ sự việc, vị Chi cục trưởng không ngần ngại thừa nhận, công tác kiểm tra địa bàn của Hạt KL Thanh Sơn chưa được kịp thời.

“Chúng tôi đang có ý định mua cho cháu Q. một cuốn sổ tiết kiệm khoảng vài trăm triệu đồng. Số tiền đó sẽ dành cho cháu Q. lo cuộc sống sau này. Bước đầu, tôi sẽ động viên bố mẹ cháu luyện cho cháu có thể viết, tự xúc ăn bằng chân”, ông Đức buồn rầu nói.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm