| Hotline: 0983.970.780

Công bố nhãn hiệu tập thể sầu riêng Cai Lậy

Thứ Sáu 16/08/2019 , 16:37 (GMT+7)

Người trồng sầu riêng ở huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vô cùng phấn khởi vì trái sầu riêng của địa phương được cấp nhãn hiệu tập thể.

Ngày 16/8, tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sầu riêng Cai Lậy. Đây là cơ hội tốt trong việc xuất khẩu loại trái cây đặc sản này.

Theo ông Trần Hữu Tước, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang, qua gần 2 năm triển khai thực hiện Đề tài “Tạo lập quản lý và quảng bá nhãn hiệu tập thể sầu riêng Cai Lậy”, của  với sự nỗ lực của chính quyền các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, trái sầu riêng Cai Lậy đã được Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể.

Sầu riêng Cai Lậy sẽ vươn xa.

Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể được xem là giấy “thông hành” để sản phẩm sầu riêng địa phương có đủ điều kiện vươn đến các thị trường các nước trong khu vực và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá, liên kết xây dựng, hình thành các chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm sầu riêng của địa phương.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những yêu cầu, thách thức về công tác quản lý và sử dụng để phát huy giá trị trị hiệu quả nhãn hiệu tập thể trên thị trường. Đặc biệt, nhà vườn cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm, duy trì uy tín của sản phẩm sầu riêng Cai Lậy trên thị trường.

Hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có diện tích khoảng 9.000 ha cây sầu riêng, tập trung ở huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy. Mỗi ha cây sầu riêng cho lãi hơn 1 tỷ đồng/ năm, hiệu quả cao gấp 10 lần so với trồng lúa. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể nhà vườn địa phương rất phấn khởi và tin tưởng vào tương lai của loại trái cây đặc sản này.

Người dân trồng sầu riêng ở Cai Lậy phấn khởi bởi trái sầu riêng của địa phương được cấp nhãn hiệu tập thể.

Ông Ngô Tấn Lâm có hơn 2ha sầu riêng ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy vui mừng cho biết: "Trước đây tôi  là người đã kêu cứu khi trái sầu riêng rớt giá không bán được. Chúng tôi vui mừng vì trái sầu riêng Cai Lậy đã được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đây, sầu riêng Cai Lậy đã có chỗ đứng vững trên thị trường. Chúng tôi rất cám ơn chính quyền địa phương đã hỗ trợ để người dân chúng tôi cải tạo vườn tạp để phát triển loại cây ăn trái đặc sản này".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm