| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ chế biến gia cầm 4.0

Thứ Hai 06/06/2022 , 16:55 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi gia cầm cần thực hiện những thay đổi trong hệ thống sản xuất và chế biến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.

Công nghệ 4.0 có thể cải thiện hiệu quả lĩnh vực chế biến gia cầm và tối ưu hóa năng suất nguyên liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống công nghệ. Ảnh: Poultryworld

Công nghệ 4.0 có thể cải thiện hiệu quả lĩnh vực chế biến gia cầm và tối ưu hóa năng suất nguyên liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống công nghệ. Ảnh: Poultryworld

Dân số thế giới ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về thịt nói chung, cũng như ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng và đòi hỏi các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm phải không ngừng phát triển.

Những tiến bộ gần đây trong hệ thống sản xuất và vật liệu công nghệ, như cảm biến và thiết bị cảm biến tiên tiến, phương pháp xử lý dữ liệu và máy học, nhằm cung cấp các công cụ hiệu quả cho ngành chăn nuôi gia cầm để tối ưu hóa năng suất. Để theo dõi “dòng chảy” nguyên liệu trong suốt quá trình, từ trang trại đến bàn ăn và đưa ra quyết định dựa trên thời gian thực đòi hỏi các nhà chăn nuôi, chế biến phải không ngừng cải tiến công nghệ.

Công nghệ 4.0 là gì?

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bắt đầu với việc phát minh ra máy chạy bằng hơi nước và máy thủy lực. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đánh dấu mốc sản xuất hàng loạt và sử dụng điện. Tiếp sau đó là cuộc cách mạng thứ ba với sự ra đời của tự động hóa và điện tử.

Mỗi tiến bộ công nghệ này đã làm thay đổi đáng kể phương thức sản xuất trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, tỷ lệ ứng dụng từng tiến bộ công nghệ khác nhau tùy thuộc vào chi phí, tính sẵn có của cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng của từng nền nơi và số lượng các khóa đào tạo cần thiết…

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ và công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghệ 4.0, bao gồm sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau, từ người máy, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, hệ thống tự vận hành, công nghệ nano, điện toán lượng tử và Internet vạn vật hoàn toàn được kết nối với nhau.

Theo đó, công nghệ 4.0 có thể cải thiện hiệu quả trong lĩnh vực chế biến gia cầm và tối ưu hóa năng suất nguyên liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống vật lý mạng và công nghệ truyền dẫn không dây để theo dõi sản xuất trong thời gian thực ở các bước khác nhau của quy trình sản xuất. Việc vận chuyển gia cầm sống từ trang trại chăn nuôi đến nhà máy chế biến là bước đầu tiên trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu.

Sau khi gia cầm được treo thủ công trên dây chuyền chế biến, máy móc sẽ bắt đầu tiến hành đếm. Hệ thống phần cứng chi phí thấp kết hợp với bảng điều khiển phân tích trực quan và Internet vạn vật có thể được sử dụng như một công cụ phù hợp để xác định chính xác của số lượng và tốc độ của dây chuyền sản xuất.

Ngoài ra, sau khi loại bỏ toàn bộ nội tạng và chân của gia cầm, sản lượng nguyên liệu sẽ được tính toán, như trọng lượng của mỗi con và dữ liệu từ dây chuyền sản xuất sẽ được tự động thiết lập.

Sau đó phần mềm chuyên dụng trong dây chuyền sản xuất sẽ có thể lựa chọn gia cầm, quản lý phân phối linh hoạt và giảm thiểu lãng phí. Tiếp đến là các bước lóc và bóc tách xương gia cầm là cần thiết để tối ưu hóa năng suất nguyên liệu. Tốc độ và thao tác của từng nhân viên trong khâu này, cũng như số lượng sản phẩm được đóng gói và dán nhãn theo từng đơn đặt hàng có thể được theo dõi bằng hệ thống giám sát thời gian thực.

Mặc dù công nghệ 4.0 đang định hình lại ngành chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên nó cũng đang phải đối mặt với một số thách thức mới như nguy cơ bị tấn công mạng và gián điệp công nghệ, cùng với thách thức về đảm bảo quyền và truy cập dữ liệu.

Với sự chuyển đổi số được mong đợi, một số công nghệ mới nổi đang mở đường hướng tới một tầm nhìn tiên tiến hơn cho tương lai. Đó là công nghệ 5G- một trong những yếu tố chính của tương lai và chuyển đổi dữ liệu do khả năng hỗ trợ tăng dung lượng gấp 1.000 lần, kết nối với ít nhất 100 tỷ thiết bị và trải nghiệm người dùng cá nhân 10-20 GB với độ trễ cực thấp và phản ứng ngay tức thì.

Việc triển khai mạng 5G để xử lý dữ liệu từ các loại cảm biến khác nhau cũng đòi hỏi sự phát triển của các kỹ thuật xử lý dữ liệu mới. Để giải quyết nhu cầu này, dự báo sẽ có một sự thay đổi mạnh mẽ trong các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo nhằm hiệu quả hơn trong việc xử lý dữ liệu và ra quyết định.

Ngoài ra thị giác máy được cho là sẽ có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp và khoa học động vật. Nó đặc biệt hữu ích cho những vấn đề cần mắt người để đánh giá tình hình và nó được cho là sẽ trở thành tâm điểm phát triển trong tương lai gần.

Theo các chuyên gia, sử dụng công nghệ 4.0 trong ngành gia cầm giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận hành và nhân lực, đồng thời cung cấp dữ liệu chính xác và đáng tin cậy cho các mục đích quản lý và lập kế hoạch. Tuy nhiên, để phát triển một hệ thống giám sát mạnh mẽ trong các nhà máy chế biến gia cầm, cần phải thu thập kết hợp dữ liệu từ các nghiên cứu quy mô lớn bằng cách sử dụng nhiều cảm biến.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.