| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ điện hóa siêu âm của Huetronics giúp nuôi tôm bền vững

Thứ Hai 20/02/2023 , 12:04 (GMT+7)

Đoàn nông dân Cần Giờ, Nhà Bè vừa được Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức tìm hiểu mô hình nuôi tôm bằng công nghệ điện hóa-siêu âm của Huetronics tại tỉnh Thừa Thiên Huế…

Cách TP.Huế khoảng 60 km, Farm trình diễn quy trình nuôi tôm công nghệ cao (CNC) của Công ty Cổ phần Huetronics rộng khoảng 12 ha, ở thôn Trung Đồng, xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thời điểm này, ngoài diện tích ao đã thả tôm được 80 ngày tuổi, Farm vừa xuống giống lứa tôm mới được 1 tuần tuổi áp dụng công nghệ điện hóa – siêu âm để xử lý nước cấp đầu vào.

Farm kiểu mẫu trình diễn quy trình nuôi tôm công nghệ cao (CNC) của Công ty Cổ phần Huetronics rộng khoảng 12 ha, ở thôn Trung Đồng, xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Minh Sáng.

Farm kiểu mẫu trình diễn quy trình nuôi tôm công nghệ cao (CNC) của Công ty Cổ phần Huetronics rộng khoảng 12 ha, ở thôn Trung Đồng, xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Minh Sáng.

Nuôi nước trước nuôi tôm

Sáng sớm, mặc dù cơn mưa giông nặng hạt kéo dài không ngớt trên bầu trời TP. Huế nhưng cũng không làm cản bước chân của đoàn 30 nông dân có nhiều năm gắn bó với “nghiệp tôm” của huyện Nhà Bè và Cần Giờ (TP.HCM) cùng đội ngũ cán bộ Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Thừa Thiên Huế. Mọi người hào hứng kéo đến Farm nuôi tôm công nghệ của Công ty Cổ phần Huetronics để bắt đầu tìm hiểu thực tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm về quy trình kỹ thuật nuôi tôm CNC và tiếp cận các giải pháp xử lý môi trường nước tiên tiến.

Đoàn nông dân TP.HCM cùng đội ngũ cán bộ Trung tâm Khuyến nông TP.HCM có mặt tại tại Farm nuôi tôm công nghệ của Công ty Cổ phần Huetronics. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn nông dân TP.HCM cùng đội ngũ cán bộ Trung tâm Khuyến nông TP.HCM có mặt tại tại Farm nuôi tôm công nghệ của Công ty Cổ phần Huetronics. Ảnh: Minh Sáng.

Dẫn đoàn tham quan Farm, ông Nguyễn Cảnh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty Huetronics hào hứng chia sẻ: “Chúng tôi giới thiệu với bà con nông dân về toàn bộ quy trình điện hóa - siêu âm và quy trình xử lý vi sinh trong nước trước khi đưa vào sử dụng nuôi tôm. Đây cũng là công nghệ mới nhất hiện nay mà công ty nghiên cứu phát triển được hơn 15 năm qua và đã chuyển giao cho người nuôi ở nhiều tỉnh thành trong cả nước ứng dụng hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ này của Huetronics vào xử lý ao tôm hoàn toàn không gây ô nhiễm nguồn nước và giúp người nuôi tiết kiệm được tối thiểu 50% chi phí so với việc sử dụng hóa chất truyền thống nhiều rủi ro”.

Theo ông Tùng, công nghệ này có thể giúp làm sạch nước, loại bỏ những phù sa, chất hữu cơ hòa tan trong nước, loại bỏ kim loại nặng và những ô nhiễm tạp chất khác ra khỏi nước mà hoàn toàn không phải sử dụng hóa chất. Đồng thời, còn giúp giảm thời gian xử lý nước đáng kể.

Đoàn nông dân TP.HCM đang tập trung tìm hiểu sâu về quy trình công nghệ mới của công ty Huetronics nghiên cứu phát triển và chuyển giao cho nông dân ở các địa phương trong nước. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn nông dân TP.HCM đang tập trung tìm hiểu sâu về quy trình công nghệ mới của công ty Huetronics nghiên cứu phát triển và chuyển giao cho nông dân ở các địa phương trong nước. Ảnh: Minh Sáng.

Những công nghệ mới đã được Huetronics nghiên cứu phát triển và chuyển giao cho nông dân ở các địa phương trong nước, gồm quy trình điện hóa - siêu âm tiên tiến ứng dụng xử lý nước cấp nuôi trồng thủy sản; Nano ALK hoạt chất kiểm soát pH, độ kiềm, CO2 hòa tan và các khoáng đa lượng; HEM ứng dụng xử lý nước, chăm sóc vật nuôi, cây trồng; HAM khoáng hoạt lực cao duy trì và cải thiện sức khỏe tôm nuôi thâm canh; PSB hệ vi khuẩn tía quang hợp…ứng dụng đảm bảo chất lượng môi trường nuôi tôm tốt nhất, cũng như sản xuất nông nghiệp an toàn. “Đặc biệt, trong dịp này chúng tôi đã hệ thống hóa về quy trình xử lý nước, nhằm giúp bà con nông dân dễ tiếp cận, tìm hiểu thêm một số khâu cải tiến mới nhất và hoàn thiện hơn về chức năng của máy, với chi phí thấp nhất cho người nuôi ứng dụng hiệu quả”, ông Tùng nói.

Đoàn nông dân TP.HCM tự tay kiểm tra chất lượng tôm nuôi trong ao tại Farm của Huetronics. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn nông dân TP.HCM tự tay kiểm tra chất lượng tôm nuôi trong ao tại Farm của Huetronics. Ảnh: Minh Sáng.

Cũng theo ông Tùng, công ty Huetronics dày công nghiên cứu đầu tư xây dựng Farm nuôi tôm ứng dụng các quy trình công nghệ cao, tiên tiến; Đồng thời đây cũng là mô hình kiểu mẫu phục vụ việc tổ chức tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm, học tập và chuyển giao các quy trình xử lý môi trường nước nuôi tôm cho nông dân.

Giảm 50% đến 60% chi phí với công nghệ điện hóa – siêu âm

Đoàn nông dân TP.HCM cũng đã đến tham quan nhà máy sản xuất, dây truyền lắp ráp công nghệ của công ty Huetronics đặt tại TP.Huế để tìm hiểu rõ hơn về các nền tảng công nghệ của Huetronics.

Đoàn nông dân TP.HCM cũng đã đến tham quan nhà máy sản xuất, dây truyền lắp ráp công nghệ của công ty Huetronics đặt tại TP.Huế. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn nông dân TP.HCM cũng đã đến tham quan nhà máy sản xuất, dây truyền lắp ráp công nghệ của công ty Huetronics đặt tại TP.Huế. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Trần Trọng Chính, Phó Tổng Giám đốc công ty Huetronics cho biết: “Chúng tôi đưa ra giải pháp hoàn toàn khác so với những giải pháp truyền thống mà bà con đang sử dụng trong nuôi tôm. Đó là giải pháp dựa trên nền tảng sản phẩm điện tử công nghệ cao để giải quyết tất cả những vấn đề khó của ngành nuôi trồng thủy sản, với mức chi phí thấp nhất và không gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt không sử dụng hóa chất như bà con đang làm để giải quyết môi trường nước nuôi tôm”.

Theo ông Chính, hiện những sản phẩm do Huetronics nghiên cứu và chuyển giao có thể giải quyết được những khó khăn nhất của người nuôi trồng thủy sản thường gặp. Đồng thời mang lại hiệu quả cho người sử dụng với chi phí thấp nhất và cách vận hành, quản lý hệ thống cũng đơn giản hơn cho người dân. Hiện các sản phẩm công nghệ của Huetronics không chỉ chuyển giao ứng dụng rộng rãi tại nhiều vùng nuôi tôm trên toàn quốc, mà còn đang hướng đến xuất khẩu.

Lãnh đạo công ty Huetronics giới thiệu với đoàn nông dân TP.HCM về những giải pháp công nghệ hoàn toàn khác so với những giải pháp truyền thống mà bà con đang sử dụng trong nuôi tôm, sẽ giải quyết những vấn đề khó của ngành nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Minh Sáng.

Lãnh đạo công ty Huetronics giới thiệu với đoàn nông dân TP.HCM về những giải pháp công nghệ hoàn toàn khác so với những giải pháp truyền thống mà bà con đang sử dụng trong nuôi tôm, sẽ giải quyết những vấn đề khó của ngành nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Minh Sáng.

Là người nuôi tôm áp dụng công nghệ của Huetronics đầu tiên, ông Lê Viết Bình, ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ tâm sự: “Tôi đã sử dụng công nghệ máy lọc nước của công ty Huetronics từ năm 2020 đến nay và năm 2022 tôi mua thêm một máy nữa để xử lý nước ao nuôi tôm. Thực tế trước đây khi dùng hóa chất xử lý nước ao tôm so với hiện nay ứng dụng bằng công nghệ điện hóa - siêu âm cho hiệu quả vượt trội hơn và giảm được chi phí từ 50 đến 60%, vừa an toàn cho người lao động và không bị ảnh hưởng đến môi trường, giúp tôi thu nhập cao hơn”.

Hiện ông Bình đang đầu tư nuôi 2 trang trại tôm thẻ chân trắng, với diện tích 24 ha, ứng dụng quy trình công nghệ điện hóa - siêu âm của Huetronics. Từ khi ứng dụng công nghệ này vào xử lý môi trường nước cho ao nuôi, chưa vụ tôm nào ông bị thất bại.

Đoàn nông dân tìm hiểu thực tế mô hình nuôi tôm công nghệ cao của công ty Huetronics thấy có rất nhiều thuận lợi trong hệ thống xử lý nước bằng công nghệ điện hóa - siêu âm. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn nông dân tìm hiểu thực tế mô hình nuôi tôm công nghệ cao của công ty Huetronics thấy có rất nhiều thuận lợi trong hệ thống xử lý nước bằng công nghệ điện hóa - siêu âm. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Trịnh Đức Thuấn, chủ Farm 3 ha tôm thẻ thâm canh trên ao trải bạt đáy, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, khi được tận mắt chứng kiến và tìm hiểu quy trình xử lý môi trường nước ao nuôi tôm bằng công nghệ điện hóa - siêu âm của Huetronics đã cảm thấy rất thuyết phục. “Hôm nay chúng tôi được tìm hiểu thực tế mô hình nuôi tôm công nghệ cao của công ty Huetronics thấy có rất nhiều thuận lợi trong hệ thống xử lý nước bằng công nghệ điện hóa - siêu âm. Tuy nhiên, môi trường ở mỗi khu vực vùng miền đều khác nhau nên chúng tôi mong muốn công ty về tận địa phương tiến hành trắc nghiệm lại nguồn nước, kiểm tra những độc tố trong nước để có những giải pháp xử lý phù hợp giúp bà con áp dụng công nghệ vào xử lý môi trường nước nuôi tôm hiệu quả”, ông Thuấn nói.    

Giải pháp xử lý nước mới

TS.Lê Văn Tuấn, Trưởng bộ môn Khoa học và Kỹ thuật môi trường Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cho rằng, đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, xử lý nước mặn đang là vấn đề thách thức không nhỏ. “Đơn cử, để sản xuất được một tấn tôm thẻ chân trắng, thông thường bà con phải tiêu thụ trên 6.500 m3 nước, khiến áp lực cả về xử lý nước cấp và nước thải là rất lớn, trong bối cảnh nguồn nước ven bờ đã bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn tác động từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cư dân đô thị. Do đó, khi cấp nước vào ao nuôi bà con thường gặp rất nhiều vấn đề các tác nhân ô nhiễm và mầm bệnh khó xử lý. Hơn nữa, các giải pháp truyền thống sử dụng hóa chất đã bộc lộ nhiều nhược điểm và khó có thể giải quyết được hoàn toàn các tác nhân ô nhiễm trong môi trường nuôi”, TS.Tuấn khẳng định.

Công ty Huetronics có nhiều năm nghiên cứu, tạo ra những tổ hợp giải pháp tối ưu giúp giải quyết được các tác nhân ô nhiễm để đảm bảo được nguồn nước cấp an toàn, sạch mầm bệnh cho người nuôi. Ảnh: Minh Sáng.

Công ty Huetronics có nhiều năm nghiên cứu, tạo ra những tổ hợp giải pháp tối ưu giúp giải quyết được các tác nhân ô nhiễm để đảm bảo được nguồn nước cấp an toàn, sạch mầm bệnh cho người nuôi. Ảnh: Minh Sáng.

Theo TS.Tuấn, Công ty Huetronics với đội ngũ chuyên gia và nhân viên kỹ thuật mạnh, đã có nhiều năm nghiên cứu, tạo ra những tổ hợp giải pháp tận dụng tối ưu cả quá trình vật lý, hóa học, oxi hóa nâng cao và sinh học giúp giải quyết được các tác nhân ô nhiễm để đảm bảo được nguồn nước cấp an toàn, sạch mầm bệnh cho người nuôi.

Nổi bật nhất là công nghệ điện hóa - siêu âm tiên tiến, xử lý tốt nguồn nước có độ mặn trên 3 phần nghìn, công nghệ này vừa tạo ra các vi bọt khí cấp nano, vừa tạo ra nhiều gốc tự do có tính năng oxi hóa mạnh các chất ô nhiễm, mà không cần sử dụng đến hóa chất. Trong thực tiễn, việc ứng dụng hệ thống điện hóa - siêu âm kết hợp với ao sinh học đã xử lý được các chất kim loại nặng, các chất hữu cơ bền vững, cặn lơ lửng, chất dinh dưỡng và ức chế toàn bộ các mầm vi sinh gây bệnh. Qua đó kiểm soát chất lượng nước cấp một cách chủ động và đảm bảo cấp nước an toàn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của bà con.

Nhà máy sản xuất Huetronics áp dụng mô hình quản lý, sản xuất 5S + 3M hiện đại nhất hiện nay. Ảnh: Minh Sáng.

Nhà máy sản xuất Huetronics áp dụng mô hình quản lý, sản xuất 5S + 3M hiện đại nhất hiện nay. Ảnh: Minh Sáng.

Trao đổi với NNVN, ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM – Trưởng đoàn tham quan cho biết: Thời gian qua việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ nói riêng đã nâng cao năng suất, chất lượng an toàn góp phần tăng thu nhập cho nông dân huyện Nhà Bè, Cần Giờ.

Theo ông Văn, chuyến đi này là một trong những hoạt động thường xuyên nhằm giúp nông dân tìm hiểu nắm bắt thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi tiên tiến, áp dụng công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất, kiểm soát được môi trường nuôi, dịch bệnh tốt nhất, đem lại hiệu quả nuôi cao nhất cho người nông dân; đồng thời qua đó giúp cán bộ khuyến nông nắm bắt thêm kiến thức vững hơn góp phần phục vụ công tác chuyển giao tiến bộ KHKT hiệu quả hơn trong thời gian tới.

“Được thành lập từ năm 1989, Huetronics là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Trải qua hơn 33 năm hoạt động, Huetronics cũng là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, vật lí, sản xuất các thiết bị điện tử, thiết bị CNC ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp sạch. Thời gian tới, công ty sẽ kết hợp với Trung tâm Khuyến nông TP.HCM xây dựng những mô hình điểm tại các địa phương để giúp bà con nông dân thực tế trải nghiệm và tự đánh giá về quy trình công nghệ”, ông Trần Trọng Chính, Phó Tổng Giám đốc công ty Huetronics.

“Ngay sau chuyến tham quan thực tế này, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cũng sẽ tham mưu cho Sở NNPTNT trình lên UBND TP để bổ sung những mô hình ứng dụng công nghệ cao mới trong sản xuất nông nghiệp, nhằm có chính sách hỗ trợ thúc đẩy chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất…”, ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho biết.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Ra mắt bộ giống chè mới và giải pháp canh tác chè bền vững

PHÚ THỌ Bộ giống chè mới và các kỹ thuật canh tác chè đã được giới thiệu tại Diễn đàn 'Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao' tổ chức sáng 5/11.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.