Hợp tác công tư chuyên nghiệp hóa người nông dân
Thực hiện vai trò doanh nghiệp hợp công tư - PPP, Công ty CP Thủy sản Bồ Đề đã hợp tác với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai Đề án Chuyên nghiệp hóa người nông dân trong lĩnh vực sản xuất tôm - lúa.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bồ Đề cho biết, sau hơn 3 năm triển khai, đề án đã được tổ chức thí điểm thực hiện trên 500 mô hình, với diện tích hơn 2.000 ha tại các tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Bến Tre. Qua tổng kết đánh giá của ngành chuyên môn, đã cho kết quả rất khả quan cả về môi trường, xã hội và hiệu quả kinh tế.
Cụ thể, môi trường đất và nguồn nước được cải thiện rõ rệt, không còn hiện tượng nhiễm phèn và ngộ độc hữu cơ, tái tạo môi trường và hệ sinh thái. Sinh vật phù du và tảo lợi phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi. Về mặt năng suất được nâng cao hơn phương thức sản xuất truyền thống từ 30 - 50%. Chất lượng sản phẩm cả tôm và lúa cũng được nâng cao rõ rệt, bán được giá cao hơn từ 3-5% so với giá thị trường.
Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề trong khuôn khổ hợp tác và thực hiện thực hiện Đề án Chuyên nghiệp hóa người nông dân, đã luôn tập trung nghiên cứu, hỗ trợ nông dân trong việc ứng dụng công nghệ sinh học cải tạo môi trường và hệ sinh thái. Những giải pháp công nghệ ứng dụng trong sản phẩm mang thương hiệu BODE – Mother Water và quy trình sử dụng, ứng dụng trong việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tôm - lúa phục vụ xuất khẩu đã được chứng minh đạt hiệu quả cao.
Đồng hành cùng nâng cao chất lượng tôm - lúa
ĐBSCL với lợi thế về điều kiện tự nhiên, rất thuận lợi cho phát triển mô hình sản xuất luân canh một vụ tôm, một vụ lúa. Diện tích nuôi tôm - lúa khá lớn, hiệu quả kinh tế cao, bình quân đạt 60-70 triệu đồng/ha/năm. Năm 2021, diện tích nuôi tôm – lúa đạt gần 208.000 ha. Sản lượng tôm thu hoạch ước đạt gần 129.000 tấn.
Thực hiện Đề án Chuyên nghiệp hóa người nông dân, thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, trình độ tay nghề của bà con nông dân cũng được nâng cao. Từng bước hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững, xây dựng thương hiệu lúa thơm – tôm sạch.
Ông Lương Văn Nhâm, Giám đốc Hợp tác xã Bàu Trâm (xã Nam Yên, huyện An Biên, Kiên Giang) đánh giá, các xã viên của hợp tác xã sử dụng sản phẩm BODE - Mother Water xử lý nguồn nước nuôi tôm rất hiệu quả. Môi trường được cải tạo rõ rệt, sinh vật phù du phát triển nhiều, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm nuôi phát triển rất nhanh và đạt đầu con.
Hợp tác xã Bào Trâm hiện có 89 thành viên, diện tích canh tác 174 ha, trong đó có 82 ha sản xuất tôm – lúa, còn lại là 2 vụ lúa/năm. Theo ông Nhâm, nhờ ứng dụng tốt công nghệ sinh học vào sản xuất mà năng suất bình quân cả lúa và tôm điều đạt khá cao, riêng tôm nuôi đạt từ 400 - 500 kg/ha, từ đó thu nhập của các xã viên cũng được nâng lên.
Hiện nay, ngoài việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, trở thành vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã tiếp tục tìm đối tác ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho con tôm. Từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu lua hữu cơ – tôm sạch, nhằm đảm bảo ổn định thu nhập và nâng cao lợi nhuận cho các thành viên.
Mục tiêu của Đề án Chuyên nghiệp hóa người nông dân nhằm giúp người nông dân nhận thức được vai trò của mình khi tham gia vào nền kinh tế thị trường. Trong đó, cần những người nông dân chuyên nghiệp để sản xuất ra hàng hóa chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, chứ không đơn thuần chỉ là sản xuất ra nông sản. Người nông dân sẽ đóng vai trò là người công nhân trên đồng ruộng, sản xuất ra hàng hóa có xuất xứ, bao bì, tem nhãn nhận diện thương hiệu và truy suất được nguồn gốc. Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao quy trình nuôi tôm an toàn theo công nghệ sinh học BODE – Mother Water. Hỗ trợ vật tư đầu vào như con giống, vật tư BODE – Mother Water, men khoáng, thức ăn, phân bón sinh học.
Sản xuất luân canh tôm – lúa là mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, hiệu quả và bền vững. Đây là mô hình sản xuất không tác động xấu đến môi trường xung quanh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, mức đầu tư thấp phù hợp với khả năng của đa số hộ dân trong vùng. Tôm nuôi trên đất lúa được xem là con tôm sinh thái, sản xuất theo quy trình sạch và có thể chế biến ngay thành các sản phẩm ăn nhanh. Nhất là khi nông dân sản xuất tôm – lúa ứng dụng, sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học BODE – Mother Water vào quy trình nuôi.
Sản phẩm Công nghệ sinh học BODE - Mother Water của Công ty CP Thủy sản Bồ Đề được nghiên cứu, điều chế bởi công nghệ sinh học Break All Soild & Water theo công thức 3177 của Hoa Kỳ, cho phép ứng dụng trong việc cải tạo môi trường nước và môi trường đất tôm – lúa.