| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương

Thứ Tư 25/05/2022 , 07:22 (GMT+7)

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác, chất lượng cá ngừ sẽ tốt hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu xuất khẩu.

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano vào bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác giúp chất lượng tăng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ảnh: V.Đ.T.

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano vào bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác giúp chất lượng tăng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ảnh: V.Đ.T.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp Bình Ðịnh tập trung đầu tư vào lĩnh vực khai thác và nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Theo đó, Chi cục Thủy sản Bình Định phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ tạo bọt khí nano vào bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác.

Chi cục Thủy sản Bình Định phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Bình Định lựa chọn các tàu cá đủ điều kiện để xây dựng mô hình bảo quản cá ngừ bằng công nghệ tạo bọt khí nano. Dự kiến lsẽ có khoảng 30 tàu cá được chọn để triển khai thí điểm, mỗi tàu cá được hỗ trợ 40% chi phí, tương ứng khoảng 40 triệu đồng để đầu tư hệ thống máy và hầm bảo quản. Ngay trong quý 2/2022 này, ngành chức năng sẽ lựa chọn 2 tàu cá triển khai mô hình, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tạo bọt khí nano cho ngư dân.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, hiện các tàu câu cá ngừ đại dương của tỉnh này đã sử dụng 1 số thiết bị, công nghệ hiện đại để bảo quản sản phẩm sau khai thác như: Máy tạo xung Tuna Shocker để làm ngất cá, bảo quản cá bằng cách xả tiết, lấy nội tạng trước khi đưa vào hầm đá… Nhờ đó, chất lượng cá đã cao hơn so với cách làm trước đây. Cùng với đó, việc đưa công nghệ tạo bọt khí nano vào khâu bảo quản giúp ngư dân nâng chất lượng cá lên thêm một bậc nữa.

Ngư dân Nguyễn Văn Trạng, chủ một tàu câu cá ngừ đại dương ở phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, công nghệ tạo bọt khí nano trong bảo quản sản phẩm sẽ giúp ngư dân bảo quản cá ngừ đại dương trong thời gian dài hơn, độ tươi tốt hơn.

Để áp dụng công nghệ này, hầm bảo quản cá cần thay đổi theo thiết kế phù hợp, cá được bảo quản trong hầm bằng cách móc thẳng đứng để tiết kiệm không gian và tiết kiệm công bốc dỡ cá lên bờ. Bảo quản bằng công nghệ chất lượng cá đạt tỷ lệ loại A sẽ tăng lên, đồng nghĩa giá bán sản phẩm sẽ cao hơn so với trước đây, lợi nhuận mỗi chuyến biển tăng lên.

"Sau khi đầu tư công nghệ tạo bọt khí nano trong bảo quản sản phẩm sau khai thác, chắc chắn chất lượng cá ngừ đại dương của chúng tôi sẽ đạt yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu, ngư dân có thể mạnh dạn tham gia các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra”, ông Trạng chia sẻ.

Bảo quản cá ngừ đại dương theo cách truyền thống chất lượng cá thấp, chỉ có thể bán sô ra thị trường với giá thấp. Ảnh: V.Đ.T.

Bảo quản cá ngừ đại dương theo cách truyền thống chất lượng cá thấp, chỉ có thể bán sô ra thị trường với giá thấp. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Trần Văn Vinh, Phó chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, bọt khí nano sẽ giữ lại những phần bẩn khiến sản phẩm trở nên sạch, chất lượng hơn. Công nghệ tạo bọt khí nano có thể hiểu nôm na là 1 máy lọc nước đưa ra những phân tử nước nhỏ hơn, những phân tử nước cực nhỏ sẽ thấm lạnh vào cá nhanh, bảo quản nhanh. Thêm nữa, công nghệ tạo bọt khí nano sử dụng nito sục khí nên những phần tử bẩn được đẩy lên phía trên, sản phẩm không bị nhiễm bẩn. “Khi những phân tử nước cực nhỏ thấm nhanh, thấm sâu vào con cá sẽ được tươi từ trong ra ngoài, tránh quá trình phân hủy làm giảm chất lượng cá.

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano vào bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác bằng cách móc thẳng đứng còn tiết kiệm được công đưa cá lên khỏi hầm. Ảnh: V.Đ.T.

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano vào bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác bằng cách móc thẳng đứng còn tiết kiệm được công đưa cá lên khỏi hầm. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, ứng dụng công nghệ tạo bọt khí na nano vào bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác giúp ngư dân giải được bài toán nâng chất lượng sản phẩm, khi ấy giá bán cũng tăng theo, thu nhập mỗi chuyến biển của ngư dân sẽ khấm khá hơn, nhất là trong bối cảnh ngư trường đánh bắt ngày càng nghèo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng phi mã như hiện nay.

Mỗi chuyến biển đánh bắt xa bờ thường kéo dài đến hơn 20 ngày, việc bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu truyền thống làm chất lượng cá giảm sút, giá mua không cao. Trong khi đó, áp dụng công nghệ mới, chất lượng cá đạt mức A nhiều hơn, giá bán tăng từ 10-15% so với giá mua đại trà ngoài thị trường, lợi nhuận của ngư dân được tăng thêm.

"Việc chuyển giao kỹ thuật bảo quản cá ngừ bằng công nghệ tạo bọt khí nano giúp ngư dân từng bước phát triển nghề cá có trách nhiệm. Ngư dân tham gia được cơ quan chuyên môn truyền đạt, hướng dẫn quy trình kỹ thuật; đảm bảo quy trình từ đánh bắt đến bảo quản, khi chất lượng cá được bảo đảm ngư dân có thể tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định chia sẻ.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm