| Hotline: 0983.970.780

Công trình không phép mọc hàng loạt trên đất nông nghiệp

Thứ Ba 15/03/2022 , 19:43 (GMT+7)

Hàng loạt công trình không phép đã được ngang nhiên xây dựng trên đất trồng cây, đất rừng phòng hộ ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Theo phản ánh, tình trạng nhiều người đã tự ý cắt đất và xây nhà, công trình hàng loạt trái phép trên đất nông nghiệp ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc(Thừa Thiên- Huế) trong thời gian dài mà cơ quan chức năng không xử lý.

Nhiều ngôi nhà không phép được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp. Ảnh: Tiến Thành

Nhiều ngôi nhà không phép được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp. Ảnh: Tiến Thành

Theo đó, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng địa phương các hộ dân, doanh nghiệp đã tự ý san lấp đất, xây dựng kiên công trình cố xây trên đất nông nghiệp. Vấn nạn này diễn ra trong một thời gian dài và hiện trạng đã nảy sinh nhiều hệ lụy khi đất nông nghiệp bị lấn chiếm từ vài chục đến vài trăm mét, thậm chí có hộ lấn chiếm cả hàng ngàn m2, trong đó, có cả đất rừng phòng hộ ven biển. 

Theo phản ánh, ghi nhận tại TDP Loan Lý và TDP lập An, thị trấn Lăng Cô nhiều căn nhà bằng bê tông, cốt thép kiên cố ngang nhiên được dựng dựng lên kiên trên đất nông nghiệp, bên trong hầu hết đều có người sinh hoạt. Nhiều diện tích trồng cây, ao cá ở nơi đây cũng đang được san lấp để biến thành đất ở. Nơi khu ven biển ở TDP Loan Lý, khu nhà hàng được xây dựng kiên cố, chiếm dụng cả khu rừng phòng hộ. Nhiều đoạn nơi khu vực rừng gần đó được bao bọc che chắn cẩn thận bằng hàng rào thép gai.

Đất nông nghiệp đang có nguy cơ bị biến thành đất ở.

Đất nông nghiệp đang có nguy cơ bị biến thành đất ở.

Trong số đó, công trình nhà hàng Biển Ngọc Lăng Cô được xây dựng khá quy mô trên khu đất rừng phòng hộ ven biển Lăng Cô, thuộc tổ dân phố Loan Lý do bà Phan Thị Bê (SN 1971, trú tổ dân phố Loan Lý) làm chủ.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên- Huế, sau khi thuê đất rừng của ông Phan Văn Tùng (trú huyện Phú Lộc), trong thời gian dài, bà Bê đã xây dựng các công trình nhà hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bà Bê tự ý xây dựng các công trình trên khu đất rừng để kinh doanh dịch vụ bãi biển khi chưa được  cho phép là vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng đất đai và quy định của pháp luật liên quan.

Khu nhà hàng Biển Ngọc. Ảnh: Tiến Thành.

Khu nhà hàng Biển Ngọc. Ảnh: Tiến Thành.

Theo đó, ngày 7/11/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với bà Bê. Tuy nhiên, do hết thời hạn ra quyết định xử phạt nên UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế buộc bà Bê phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm. Nếu bà Bê không tự nguyện chấp hành tự tháo dỡ thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 16 tháng trôi qua bà Bê vẫn không tự tháo dỡ và công trình vi phạm vẫn không bị cơ quan chức năng thực hiện cưỡng chế tháo dỡ.

Công trình xây dựng nhà hàng trái phép trên đất rừng sản xuất. Ảnh: T.T

Công trình xây dựng nhà hàng trái phép trên đất rừng sản xuất. Ảnh: T.T

Theo ông Hoàng Trọng Huy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô xác nhận, có tình trạng nhiều hộ dân địa phương đã vi phạm lấn chiếm đất do UBND thị trấn quản lý và công trình xây dựng trên đất nông nghiệp. Qua rà soát, UBND thi trấn Lăng Cô phát hiện, từ năm 2020 đến nay có 20 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Trong đó, 10 trường hợp năm 2020 và 10 trường hợp năm 2021. Tình trạng này xảy ra nhiều ở TDP Loan Lý và TDP Lập An, thị trấn Lăng Cô.

Nhiều khu đất rừng khác ở bờ biển thị trấn Lăng Cô cũng được dựng hàng rào bao bọc, che chắn cẩn thận. Ảnh: Tiến Thành

Nhiều khu đất rừng khác ở bờ biển thị trấn Lăng Cô cũng được dựng hàng rào bao bọc, che chắn cẩn thận. Ảnh: Tiến Thành

Cũng theo ông Huy cho biết, UBND thị trấn Lăng Cô đã lập hồ sơ xử theo quy định và trình UBND nhân dân huyện Phú Lộc xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, UBND thị trấn Lăng Cô cũng vừa tiến hành thực hiện cưỡng chế đối với với 13 hộ dân do vi phạm pháp luật về xây dựng trên địa bàn và sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch cưỡng chế trong thời gian tới.

Lý giải việc nhiều công trình có mức độ vi phạm nghiêm trọng, trong đó như công trình nhà hàng Biển Ngọc vẫn chưa đưa vào diện cưỡng chế, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô Hoàng Trọng Huy cho hay, đợt 1 là cưỡng chế các công trình vi phạm nhỏ để rút kinh kinh nghiệm việc cưỡng chế các công trình lớn. "Huyện nói phải cưỡng chế mấy trường hợp nhỏ để rút kinh nghiệm xong rồi sẽ tiếp tục cưỡng chế công trình lớn hơn", ông Huy thông tin.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.