| Hotline: 0983.970.780

Công trường thủy lợi Tân Mỹ giữa mùa Covid-19

Thứ Tư 15/04/2020 , 07:56 (GMT+7)

Thời điểm cả nước đang giãn cách xã hội vì dịch bệnh thì trên công trình chống hạn, vượt lũ Dự án thủy lợi Tân Mỹ vẫn tất bật thi công suốt ngày đêm.

Công trình đầu mối hồ Tân Mỹ vẫn được thi công 3 ca liên tục.

Công trình đầu mối hồ Tân Mỹ vẫn được thi công 3 ca liên tục.

Chúng tôi trở lại công trình thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận sau 3 tháng chặn dòng đợt 2. Nơi đây các cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân vẫn đang miệt mài ngày đêm bám trụ công trình, luân phiên làm việc vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời vẫn đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân dự án năm 2020 như chỉ đạo của Bộ NN- PTNT.

Thi công giữa mùa dịch

Ngay từ đầu đại dịch Covid-19, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 7 (gọi tắt là Ban 7) đã tuyên truyền đến từng người lao động, nhằm nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế, đảm bảo sức khỏe người lao động. 

Đồng thời, Ban 7 cũng nhanh chóng tổ chức chuyển sang họp trực tuyến, trao đổi thông tin, xử lý công việc qua zalo, email …để hạn chế tiếp xúc mà vẫn bảo đảm công việc thông suốt, không bị ách tắc;  khử khuẩn phòng làm việc, trang bị nước rửa tay, khẩu trang, nước sát khuẩn cho 100% lao động… Tất cả các đơn vị thi công đều tổ chức kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế khi có người ra vào công trường; hạn chế tối việc ra vào công trường nếu không thật sự cần thiết.

Tiếp chúng tôi tại chân công trình, ông Phan Hồng Khái, Phó trưởng Ban Quản lý Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ thuộc Ban 7 cho biết, dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ gồm 2 hợp phần chính.

Đó là công trình đầu mối hồ Sông Cái nằm trên địa bàn xã Phước Hòa (huyện Bác Ái) có dung tích thiết kế 219,8 triệu m3 nước và đập dâng, hệ thống kênh dẫn nước Tân Mỹ trên địa bàn các huyện Ninh Sơn và Bác Ái.

Nhiệm vụ chính của dự án là tưới và tạo nguồn cho 7.480 ha đất nông nghiệp, cấp nước với lưu lượng 0,92m3/s cho nuôi trồng thủy sản, cấp nước dân sinh, công nghiệp và dịch vụ với lưu lượng 2,26m3/s; tiếp nước cho hệ thống thuỷ nông Nha Trinh - Lâm Cấm (tưới đủ diện tích 12.800 ha); tiếp nước cho khu tưới các hồ trong khu vực như Cho Mo, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh, Phước Trung, Phước Nhơn, Thành Sơn và trạm bơm Xóm Bằng phục vụ chống hạn.

Ngoài ra, tạo 10,3 triệu m3 nước cho thủy điện tích năng và tiếp nước cho các địa phương phía Nam thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa). Đối với hợp phần công trình đầu mối Sông Cái, chỉ riêng bê tông công nghệ đầm lăn (RCC) khối lượng thi công đã lên tới 976.821m3, gồm đập chính và 4 đập phụ tạo thành hồ Tân Mỹ với diện tích mặt hồ 945 ha.

Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai nghiêm ngặt.

Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai nghiêm ngặt.

Với những nỗ lực của các đơn vị thi công, quản lý, sự vào cuộc quyết liệt của Cục Quản lý Xây dựng công trình (Bộ NN - PTNT) và sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương, đến nay hợp phần đập dâng, kênh chung và kênh chính Tân Mỹ từ K0 đến K21+827, Ban 7 đã bàn giao đưa vào sử dụng kịp thời chống hạn trong mùa khô năm nay, phát huy hiệu quả từng phần của dự án.

Tại hố móng Vai trái, dưới cái nắng tháng 4 của Ninh Thuận, cùng trao đổi với các kỹ sư Trần Xuân Khánh, Tổng Cty Xây dựng NN - PTNT; Nguyễn Hữu Hưng, Cty CP Xây dựng 47; Nguyễn Văn Hậu, Tổng Cty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam; Nguyễn Khắc Hoan, Ban Quản lý điện 1; Phan Hồng Khái, Nguyễn Đình Chinh, Ban 7.

Nghe các anh kể về việc xử lý “hẻm sâu” hố móng khoang 9, khoang 10 và sự quyết tâm thi công bê tông phản áp khoang 4 đến khoang 7 để bàn giao toàn bộ mặt bằng chuyển qua giai đoạn thi công RCC vào ngày 14/4 tới đây, nhìn những nụ cười, ánh mắt mới hiểu được hạnh phúc, sự hy sinh và đam mê của các anh- những người đắp đập xây hồ, đem lại hạnh phúc cho đời.

Hoàn thành cuối năm 2021

Qua 10 năm, kể từ ngày khởi công, Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ đã chuyển sang giai đoạn nước rút, để chuẩn bị tích nước hồ và bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2021, phát huy hiệu quả to lớn của toàn bộ dự án.

Thi công liên tục để đảm bảo tiến độ công trình.

Thi công liên tục để đảm bảo tiến độ công trình.

Ông Phạm Quang Lộc, Giám đốc Ban 7 cho biết: Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thi công công trình.

Tuy nhiên các đơn vị tư vấn, thi công chủ lực công trình đều có nhiều kinh nghiệm như Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi  Việt Nam, Ban Quản lý điện 1, Tổng Cty Xây dựng NN - PTNT, Công ty CP Xây dựng 47, Công ty CP Cơ khí và Xây lắp 276, Cty CP Sông Đà 5, Cty CP Sông Đà 9, Tập đoàn Sơn Hải…

Vì vậy việc tổ chức thi công vẫn đang bám theo đúng kế hoạch, đồng thời công tác phòng chống dịch vẫn được bảo đảm. Chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới các đơn vị sẽ tiếp tục thi công công trình đạt tiến độ, chất lượng.

“Có được kết quả như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của các đơn vị, còn có sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ NN - PTNT và lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, sự sâu sát giúp đỡ của Cục Quản lý Xây dựng công trình.

Đặc biệt, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nhường đất, di chuyển nhà cửa của các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng để dành đất cho dự án triển khai nhanh chóng. Hiện nay mốc tiến độ vẫn không thay đổi, kế hoạch tích nước vào tháng 4/2020 và bàn giao đưa dự án vào sử dụng vào cuối năm 2021 vẫn được bảo đảm”, ông Lộc chia sẻ.

Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ khi hoàn thành đem lại lợi ích to lớn cho tỉnh Ninh Thuận.

Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ khi hoàn thành đem lại lợi ích to lớn cho tỉnh Ninh Thuận.

Chúng tôi chia tay với những người đắp đập xây hồ đang bám trụ công trường để ngày đêm xây dựng lên một Tân Mỹ đẹp, hoành tráng. Rồi đây một công trình thủy lợi kỳ vĩ, đa mục tiêu; một nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên ở Việt Nam với công suất 1.200 MW sẽ được đi vào vận hành.

Một cảm xúc dâng trào trong chúng tôi. Thành công nào cũng phải trải qua những trắc trở, chông gai. Để rồi, trong tương lai không xa nguồn nước mát, dòng điện sáng từ đây sẽ lan tỏa mang theo ấm no, hạnh phúc đến với quê hương Ninh Thuận vẫn còn nhiều gian khó.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm