| Hotline: 0983.970.780

Công ty Bảo Châu Phú Yên & chiến lược trồng rừng FSC

Thứ Sáu 02/12/2022 , 11:14 (GMT+7)

Giai đoạn năm 2023 – 2024, Công ty Bảo Châu Phú Yên mở rộng toàn bộ diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC, để duy trì các nguyên tắc quản lý rừng bền vững.

Từ chú trọng phát triển rừng FSC

Công ty TNHH MTV Bảo Châu Phú Yên (gọi tắt Công ty Bảo Châu Phú Yên) có trụ sở nằm ở TP Tuy Hòa (Phú Yên), là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp từ trồng rừng, khai thác rừng cho đến chế biến lâm sản xuất khẩu.

Empty

Khu vực rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC của Công ty Bảo Châu Phú Yên. Ảnh: KS.

Sau hơn 15 năm, đến nay Công ty có tổng diện tích rừng và đất rừng quản lý gần 5.000 ha, tập trung tại các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu (Phú Yên).

Phần lớn diện tích rừng chủ yếu keo lai của Công ty Bảo Châu Phú Yên hiện phát triển tốt, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến lâm sản xuất khẩu như: dăm gỗ, viên nén, đồ gỗ gia dụng. Cũng như từ những diện tích rừng trồng này đã và đang góp phần nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái tại địa phương và giải quyết công ăn việc làm cho người dân sinh sống trong vùng.

Ông Trần Đăng Khoa, Tổng Giám đốc Công ty Bảo Châu Phú Yên cho biết, những năm qua Công ty đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng rừng trồng. Điều này thể hiện ở chỗ, Công ty đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững FSC với diện tích rừng trồng gần 2.000 ha và đã được duy trì cấp chứng chỉ rừng FSC-FM từ 2018 đến nay.

Empty

Công ty Bảo Châu Phú Yên đang nỗ lực trồng rừng và phát triển rừng. Ảnh: KS.

“Chúng tôi xác định việc thực hiện quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC sẽ mang lại bền vững các lợi ích hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng. Những sản phẩm khai thác từ rừng FSC đưa vào chế biến sẻ đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu…với giá thành sản phẩm chắc chắn cao hơn. Và, đó là những gì chúng tôi đang theo đuổi và xây dựng chuỗi giá trị lâm sản bền vững bấy lâu nay”, ông Trần Đăng Khoa chia sẻ và cho biết thêm, định hướng từ năm 2023 – 2024, Công ty sẽ mở rộng toàn bộ diện tích rừng trồng của đơn vị quản lý có chứng chỉ FSC.

Cùng với đó sẽ mở rộng diện tích rừng trồng lên 6.000 - 8.000 ha rừng bằng các giải pháp như lập dự án đầu tư mở rộng diện tích rừng trồng và lập thủ tục xin được liên kết trồng rừng với các đơn vị, tổ chức chủ rừng trong và ngoài tỉnh.

Empty

Sản phẩm gỗ găm được sản xuất từ rừng trồng của Công ty. Ảnh: KS.

Bên cạnh đó, để đảm nguồn nguyên liệu lâu dài hiện Công ty Bảo Châu Phú Yên đã tham gia là thành viên HTX Lâm nghiệp công nghệ cao Phú Yên với dự kiến phát triển rừng lên đến 8.000 ha. Từ đây, Công ty sẽ hỗ trợ kỹ thuật, giống, kinh phí…để bà con trong HTX có điều kiện thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, từ đó tăng thu nhập đáng kể từ việc trồng rừng.

Đến chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu

Bên cạnh phát triển rừng bền vững, hiện nay Công ty Bảo Châu Phú Yên cũng đã tham gia và trở thành viên Mạng lưới chế biến gỗ toàn cầu (GFTN).

Empty

Công ty sản xuất viên nén phục vụ xuất khẩu. Ảnh: KS.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Bảo Châu Phú Yên, hiện Công ty có nhà máy chế biến hàng gỗ gia dụng tại khu công nghiệp An Phú, cùng với nhà máy chế biến dăm gỗ và nhà máy chế biến viên nén tại Khu công nghiệp Đông bắc Sông Cầu (Phú Yên) phục vụ chế biến lâm sản xuất khẩu.

Trong đó, dăm gỗ của Công ty chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, còn viên nén xuất sang thị trường Nhật Bản. Những năm qua do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi hoạt động từ sản xuất đến đời sống của người dân, song với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty Bảo Châu Phú Yên đã duy trì sản xuất nên đảm bảo ổn định đời sống của người lao động. Trong năm 2022, Công ty đã sản xuất gần 80.000 tấn dăm gỗ và viên nén phục vụ xuất khẩu.

Empty

Hệ thống thiết bị sản xuất sản phẩm lâm sản của Công ty Bảo Châu Phú Yên. Ảnh: KS.

“Hiện nay nhu cầu tiêu thụ viên nén tại các thị trường Nhật Bản và Châu Âu rất lớn. Vì vậy, để nâng cao công suất nhà máy chế biến viên nén, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, hiện chúng tôi đang đầu tư máy móc thiết bị hiện đại từ Cộng hòa Liên bang Đức nhằm nâng cấp dây chuyền chế biến. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã làm việc với các đối tác nước ngoài để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường châu Âu, Nhật Bản trong năm tới. Trong đó, chúng tôi phấn đấu xuất khẩu 60.000-70.000 tấn dăm gỗ và 60.000 tấn viên nén”, lãnh đạo Công ty Bảo Châu Phú Yên chia sẻ.

Quan tâm công tác an sinh xã hội

Từ việc trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác và chế biến lâm sản xuất khẩu của Công ty Bảo Châu Phú Yên đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ gia đình ở địa phương, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần cùng nhà nước xóa giảm nghèo, chia sẽ lợi ích giữa các bên tham gia. Đặc biệt, hàng năm Công ty còn dành hàng tỷ đồng để tham gia công tác thiện nguyện như: hỗ trợ các xã làm nhà tình thương cho hộ khó khăn neo đơn, gia đình chính sách và thực hiện Chương trình “Trăm năm trồng người” để tài trợ cho học bổng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước đến trường cho đến lớp 9. Cũng như tham gia thành lập quỹ “Nhịp cầu yêu thương” để hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh hiễm nghèo…được cấp bò giống để chăn nuôi ổn định thu nhập, vươn lên trong cuộc sống…

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.