| Hotline: 0983.970.780

Covid-19 có thể làm số người nghèo đói tăng gấp đôi

Thứ Sáu 10/04/2020 , 05:30 (GMT+7)

Nguồn cung thực phẩm toàn thế giới sẽ bị phá hủy ồ ạt bởi virus. Trừ khi các chính phủ hành động, nếu không số người bị đói kinh niên có thể tăng gấp đôi

Trong những tháng tới, nguy cơ thiếu ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ tăng lên rất cao. Ảnh minh họa: FAO.

Trong những tháng tới, nguy cơ thiếu ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ tăng lên rất cao. Ảnh minh họa: FAO.

Sẽ không khó để dự tính các kịch bản trong đó số người bị đói hàng ngày, ước tính lên tới hơn 800 triệu, tăng gấp đôi trong những tháng tới, với nguy cơ suy dinh dưỡng và còi xương ở trẻ em tăng lên rất cao, tờ Guardian trích dẫn thông tin quan trọng trong bức thư gửi tới G7, G20 và nhiều quốc gia khác.

Unilever, Nestlé và PepsiCo, cùng với các tổ chức nông dân, Quỹ lương thực Liên Hợp Quốc, các học giả và nhóm xã hội dân sự, đã viết thư cho những nhà lãnh đạo thế giới, kêu gọi mở cửa biên giới để giao dịch cũng như đầu tư vào sản xuất thực phẩm bền vững môi trường.

Họ kêu gọi các chính phủ “phối hợp hành động khẩn cấp để ngăn chặn không cho đại dịch Covid-19 biến thành một cuộc khủng hoảng lương thực và nhân đạo toàn cầu”.

"Duy trì thương mại mở sẽ là chìa khóa, cũng như đầu tư vào chuỗi cung ứng thực phẩm hay bảo vệ nông dân", tờ Guardian trích dẫn.

G20 đang chịu áp lực hành động ngày càng tăng. Tuần này, hơn 100 người đứng đầu chính phủ, bao gồm Tony Blair, Gordon Brown và Nicolas Sarkozy, cùng kêu gọi G20 hành động khẩn cấp hoặc có nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.

Một nhóm các nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel, cựu quan chức ngân hàng phát triển cao cấp đưa ra lời khuyên cần hàng nghìn tỷ đô la để giúp thế giới đang phát triển đối phó với đại dịch Covid-19. 

Tuy nhiên, rất ít hành động phối hợp được đồng ý. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đang ngày càng lo lắng rằng, mặc dù thu hoạch tốt và đủ thực phẩm được sản xuất để nuôi sống thế giới, một số chính phủ hạn chế xuất khẩu hoặc áp thuế quan có thể tạo ra sự thiếu hụt.

Cảnh báo khẩn cấp từ các nhà lãnh đạo ngành thực phẩm được đưa ra khi một số quốc gia bắt đầu hạn chế một số loại thực phẩm. Kiềm chế sự di chuyển của người dân, do lệnh phong tỏa, cũng đe dọa tạo ra tình trạng thiếu lao động nông trại vào thời điểm thu hoạch quan trọng trong năm đối với nhiều loại cây trồng.

“Nguy cơ bị gián đoạn lớn đối với nguồn cung thực phẩm trong những tháng tới đang gia tăng, đặc biệt là đối với các nước nhập khẩu thực phẩm có thu nhập thấp, trong đó nhiều nước ở châu Phi cận sa mạc Sahara”, những nhà lãnh đạo ngành công nghiệp thực phẩm cảnh báo.

Các cảng và biên giới phải được mở cho giao dịch thực phẩm, họ thúc giục, và những quốc gia xuất khẩu thực phẩm lớn “phải làm rõ rằng sẽ tiếp tục cung cấp đầy đủ cho thị trường".

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng muốn đầu tư vào sản xuất thực phẩm địa phương, đối xử với nông dân, những người làm việc trong ngành chế biến thực phẩm và tất cả các bộ phận của chuỗi cung ứng thực phẩm như lao động chủ chốt. Nông dân nhỏ có thể cần tiếp cận tín dụng để tiếp tục sản xuất, và bức thư kêu gọi các ngân hàng và các công ty lớn giúp đỡ họ.

Các công ty cảnh báo, khi mọi người mất việc, hoặc thu nhập giảm do lệnh phong tỏa hoặc sức khỏe kém, nạn đói có thể sẽ tăng lên.

Bức thư viết, cần có các chương trình mục tiêu, từ chính phủ, khu vực tư nhân và tổ chức từ thiện, cũng như mạng lưới an toàn thu nhập. Hỗ trợ tiền mặt nên được chuyển khẩn cấp đến những nước đang phát triển, và điều này phải vượt xa khả năng giảm nợ mà một số quốc gia đã đề xuất.

"Phân phối thực phẩm cũng sẽ là chìa khóa", Wanjira Mathai, Giám đốc châu Phi tại Viện Tài nguyên Thế giới, cho biết. "Chúng ta phải đảm bảo rằng những người dân dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là ở khu định cư đô thị đông dân đang bị virus lây lan, được cung ứng đầy đủ”.

“Một phần quan trọng của việc này bao gồm đầu tư, hỗ trợ tới khâu phân phối cuối cùng, tránh thực phẩm bị mắc kẹt trong các cửa hàng”.

Khi các chính phủ chuẩn bị để giúp nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19, họ nên đầu tư vào việc làm cho hệ thống thực phẩm bền vững hơn về môi trường và xã hội, bức thư viết.

Điều đó sẽ đòi hỏi đầu tư mới và cải cách các khoản trợ cấp hiện có, nuôi dưỡng đất nông nghiệp để giữ cho nó màu mỡ, và tập trung vào sản xuất thực phẩm bổ dưỡng và giá cả phải chăng, cũng như các cách để cắt giảm chất thải thực phẩm.

Nông dân Uganda thu hoạch vừng. Ảnh: mercycorps.

Nông dân Uganda thu hoạch vừng. Ảnh: mercycorps.

“Hệ thống thực phẩm hiện nay rất mong manh, do thiếu đầu tư kinh niên, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt quá mức và sự phân bổ sai một phần của hơn 700 tỷ đô la hỗ trợ hàng năm”, lá thư cảnh báo. “Không giải quyết ngắn hạn những thách thức này, chúng ta không thể thể nắm bắt cơ hội để phục hồi theo cách tốt hơn và mạnh mẽ hơn”.

Họ ủng hộ việc phát triển mạng lưới cung cấp thực phẩm trong khu vực và cung cấp hỗ trợ thu nhập và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như đầu tư vào các công nghệ mới. Các nước giàu nên giúp đỡ người nghèo để đạt được điều này.

“Để hệ thống thực phẩm trở lại bình thường là trọng tâm giúp mang lại sự phục hồi nhanh chóng trên toàn thế giới, tạo ra tiềm năng mang lại hàng triệu việc làm mới, ít đói hơn, an ninh lương thực hơn và quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng như đất, nước, rừng, đại dương”, bức thư kết luận.

Các công ty đứng sau bức thư cũng đang có hành động riêng ứng phó với Covid-19. Nestlé hợp tác với Hội Chữ thập đỏ, cung cấp thực phẩm, các sản phẩm dinh dưỡng y tế và nước đóng chai để cứu trợ nhân đạo, quyên góp 10 triệu franc Thụy Sĩ (8.2 triệu bảng) cho những quốc gia cần nhất.

PepsiCo quyên góp 45 triệu đô la, cung cấp 50 triệu bữa ăn cho các ngân hàng thực phẩm.

Unilever tặng 100 triệu đô la sản phẩm và mở rộng tín dụng 500 triệu đô la cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm