| Hotline: 0983.970.780

Covid-19 hủy diệt ngành may mặc châu Á

Thứ Tư 20/05/2020 , 08:48 (GMT+7)

Nữ công nhân may người Myanmar Zarchi Lwin đã phải đi cầm cố hai chiếc lắc vàng để đổi lấy 140USD trang trải cuộc sống khi nhà máy nơi cô làm việc bị đóng cửa.

Sống trong nợ nần

Lwin chỉ là một trong số hàng trăm ngàn công nhân may mặc trên khắp châu Á bị mất việc kể từ đầu năm nay. Theo Hiệp hội Quyền công nhân, tổ chức giám sát độc lập chuyên theo dõi, bảo vệ người lao động trong ngành may mặc, hiện lực lượng này đang hết sức chật vật và số đông đang bị mắc kẹt trong nợ nần phải trông chờ những bữa ăn phát chẩn.

Nữ công nhân Zarchi Lwin (giữa) ngồi trong căn nhà trọ ở ngoại ô thành phố Yangon hôm 28/4/2020. Ảnh: Reuters

Nữ công nhân Zarchi Lwin (giữa) ngồi trong căn nhà trọ ở ngoại ô thành phố Yangon hôm 28/4/2020. Ảnh: Reuters

"Nếu tôi còn việc làm và thu nhập, tôi có thể đã trang trải được tiền viện phí cho mẹ tôi", Zarchi Lwin, 29 tuổi cho biết khi đang ở trong ngôi nhà tồi tàn ở ngoại ô Yangon cùng với người mẹ 56 tuổi đang bị mắc bệnh phổi.

Rom Phary, 39 tuổi ở  thủ đô Phnom Penh cho biết cô và chồng đã phải vay nợ lãi 550 USD kể từ khi bị mất việc làm tại nhà máy vào đầu tháng 3, khoản nợ hiện đã tăng gấp nhiều lần mức lương hàng tháng. Rom Phary cho biết, cô và gia đình đang phải sống nhờ vào nguồn gạo từ thiện của một tổ chức phi chính phủ tại Campuchia, trong khi tiền thuê nhà đang được chủ cho ở miễn phí.

"Bây giờ không có thu nhập, cũng chẳng có việc làm nên chúng tôi không biết phải làm gì", Lwin nói trong nước mắt.

Đợt gia hạn đóng cửa mới trên toàn hệ thống bán lẻ của hãng Next Plc ở Anh từ hồi tháng 3 do coronavirus đã khiến công ty buộc phải hủy bỏ nhiều đơn hàng như là một sự chia sẻ khó khăn chung với các nhà cung cấp. KGG, nhà máy nơi Lwin làm việc thậm chí còn không dám đưa ra bất cứ lời bình luận nào.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngay từ những năm 1960, châu Á đã trở thành liên hợp các nhà máy may mặc của thế giới, đạt giá trị khoảng 670 tỷ USD các mặt hàng quần áo, giày dép và túi xách hàng năm xuất đi châu Âu, Mỹ và các nước châu Á phát triển khác.

Tuy nhiên ngay sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều quốc gia phải áp lệnh phong tỏa, yêu cầu mọi người dân ở nhà để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh này thì các nhà bán lẻ quốc tế từ ASOS đến New Look cũng đột ngột hủy các hợp đồng với các nhà sản xuất hàng may mặc. Động thái khiến các ông chủ ở Myanmar, Bangladesh và Campuchia đã phải đóng cửa hàng ngàn nhà máy và cho công nhân nghỉ việc và cắt giảm lương hàng loạt.

 

Tiến thoái lưỡng nan

Hiện một số nhà bán lẻ thời trang lớn thế giới như H&M hay Walmart cho biết đã đặt hàng trở lại đối với các nhà sản xuất châu Á, tuy nhiên khối lượng là không đáng kể đồng nghĩa với rất đông lao động trong ngành may mặc, chủ yếu là phụ nữ tại khu vực này sẽ thất nghiệp.

Công nhân ngành may Bangladesh chiếm tới 2,5% dân số. Ảnh: AP

Công nhân ngành may Bangladesh chiếm tới 2,5% dân số. Ảnh: AP

Vấn đề này đang khiến họ bị giằng xé giữa việc trụ lại các khu công nghiệp ở đô thị để chờ đợi hay quay trở về quê ở nông thôn, nơi còn ít cơ hội việc làm và cuộc sống còn bấp bênh hơn.

Đến nay mới chỉ có Liên minh châu Âu tạo lập một quỹ hỗ trợ công nhân thời coronavirus ở Myanmar, trị giá 5 triệu euro (5,3 triệu USD) để chi trả một phần tiền lương cho những người dễ bị tổn thương nhất trong thời gian ba tháng. Trong khi đó, theo ngành may mặc Myanmar, số lao động bị mất việc làm tại quốc gia này là vào khoảng 58.000 người.

Tính đến đầu tháng 4 mới có phân nửa trong số 4.000 nhà máy may mặc ở Bangladesh được mở cửa trở lại, trong khi tại Myanmar và Campuchia tình hình còn bi đát hơn khi lần lượt có tới 150/600 và 200/600 các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.

Babul Akter, Chủ tịch Liên đoàn Lao động may công nghiệp Bangladesh cho biết, hiện có tới hàng chục nhà máy đã hoạt động trở lại không tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động và nguy cơ lây nhiễm trong các nhà máy rất cao.

Còn tại Bangladesh, ước tính có tới 1 triệu công nhân đã bị mất sinh kế vì dịch bệnh và khoảng 75.000 người vẫn chưa được trả lương tháng 3. Mặc dù chính phủ nước này đã công bố gói cứu trợ trị giá 588 triệu USD chi trả cho nhân công làm việc trong khu vực xuất khẩu. Tuy nhiên ước tính riêng trong ngành may mặc hiện đã mất gần 3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu kể từ đầu tháng 4 do các đối tác nước ngoài mất khả năng thanh toán nên số tiền cứu trợ chẳng thấm vào đâu.

Theo Hiệp hội May mặc Campuchia, nước này cũng đang có khoảng 60.000 công nhân đang bị giãn việc tạm thời và chỉ được hưởng khoản trợ cấp 40 USD từ chính phủ và 30 USD từ chủ doanh nghiệp, con số chỉ bằng hơn một phần ba mức lương tối thiểu hiện nay.

Ngành may mặc Myanmar từng tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người dân di cư từ nông thôn, trong khi Bangladesh có tới 4,1 triệu công nhân may mặc, chiếm 2,5% dân số đang trải qua những ngày tháng hết sức khó khăn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất