| Hotline: 0983.970.780

Cụ già nghèo nuôi con gái tâm thần

Thứ Sáu 22/03/2013 , 09:47 (GMT+7)

Đã 19 năm qua, bà Nguyễn Thị Hào, sinh năm 1941, trú tại thôn Hữu Bằng I, xã Tam Hợp, thị trấn Bình Xuyên, Vĩnh Phúc nuốt từng giọt nước mắt vào trong, lay lắt nuôi người con gái điên loạn.

Đã 19 năm qua, bà Nguyễn Thị Hào, sinh năm 1941, trú tại thôn Hữu Bằng I, xã Tam Hợp, thị trấn Bình Xuyên, Vĩnh Phúc nuốt từng giọt nước mắt vào trong, lay lắt nuôi người con gái điên loạn. Gặp chúng tôi, bà than thở: “Đã không cho con được một gia đình hạnh phúc, còn bắt nó phải điên loạn thế này chắc tôi không thể nhắm mắt xuôi tay.”

Trong gian nhà đơn sơ không có vật dụng gì đáng giá, đã 19 năm qua, người mẹ già vẫn tần tảo từng ngày lo ngày 2 bữa ăn nuôi người con gái tâm thần Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1962). Bà Hào dưng dưng nước mắt kể lại số phận hẩm hiu của người con gái xấu số: Theo đó, năm 1980, chị Mai lập gia đình với một người đàn ông tên Quế ở xã bên. Chung sống với nhau 13 năm nhưng vợ chồng chị không có con.

Cũng từ đó, vợ chồng bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. Và rồi chồng chị Mai đi lấy vợ hai, cảnh vợ cả, vợ lẽ sống chung một nhà khiến mẫu thuẫn ngày một gay gắt hơn. Chồng chị Mai thuộc dạng vũ phu, mỗi khi cãi vã lại lôi chị Mai ra đánh đập. “Trong một lần vợ chồng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt nó bị chồng đánh vào đầu máu me be bét, rồi đuổi về nhà với mẹ đẻ. Tôi đã ngậm đắng nuốt cay nhận con về nhà, chỉ mong con mình không phải chịu cảnh bị đánh đập. Nào ngờ, về với mẹ được mấy ngày thì nó trở nên điên loạn, thường xuyên chửi bới, phá phách đồ dùng. Đi hết thầy nọ, thuốc kia đều không khỏi, tôi đưa con đến bệnh viện thì bác sĩ kết luận nó bị tâm thần nặng”. Bà Hào ngậm ngùi nhớ lại.


Bà Hào vẫn luôn phải chủ động giữ tay, sợ cô con gái tâm thần bỏ chạy

Không còn cách nào khác, mỗi khi đi đâu bà Hào đều phải nhốt con gái ở trong buồng vì sợ con đi lang thang không tìm được. Có lần, bà đi ra ngoài quên không chốt cửa, chị Mai trốn ra ngoài phá phách đồ đạc của hàng xóm. Kể từ đó tới nay đã 19 năm, bà Hảo luôn phải nhốt con trong căn buồng tối tăm ẩm thấp. Chỉ những khi tắm giặt mới dám cho chị Mai ra ngoài trong cảnh thấp thỏm canh chừng.

Trong ký ức của bà Hào, sợ nhất việc phải thức đêm canh con gái phá phách tự xé quần áo. Có lần vội vàng vào can ngăn con, ai ngờ bị Mai quay sang rằng xé rách hết cả áo của bà. “Từ khi nó bị điên loạn như này, biết bao đêm tôi phải thức trắng để trông con, sợ khi lên cơn nó phá phách, đập đầu vào tường mà chết. Tôi luôn trăn trở ngày mai làm gì để nuôi con, rồi đến khi chẳng may tôi mất đi đứa con tội nghiệp này sẽ sống ra sao”. Bà Hào nghẹn ngào nói không thành lời.

Ở cái tuổi xế chiều, người mẹ già mang trong mình những bệnh tật đau yếu, lại ngày ngày chăm sóc cô con gái điên loạn từ miếng ăn, đến việc tắm giặt. Không những thế, mỗi khi lên cơn điên loạn là chị Mai lại lấy răng, lấy tay cắn, xé nát hết quần áo. Ngay vừa mới đây, thương con lạnh bà Hào mang vào cho chiếc chăn, không ngờ sáng sau tỉnh dậy chiếc chăn rách thành đống vãi vụn, vương vãi khắp phòng.

“Đã hơn 10 năm qua chồng tôi mất, tôi thường xuyên đau ốm, bệnh dạ dày, rồi viêm khớp cứ tái phát mãi. Thời gian gần đây tôi bệnh nặng phải nằm viện, nhốt nó trong phòng rồi nhờ bà con họ hành thi thoảng qua thăm rồi cho nó ăn. Lòng tôi quặn đau khi nghĩ về hoàn cảnh éo le của mình. Đau ốm đi nằm viện nhưng không có tiền ăn nên tôi đành phải về nhà. Tôi không mơ ước gì cao sang chỉ mong sao có được những tháng ngày bình yên, được sống thanh thản nơi tuổi già. Nhưng con thì tâm thần điên loạn thế này, có ngày nào tôi được nghỉ đâu”. Bà Hào ngậm ngùi.

Trưởng thôn Hữu Bằng I, ông Nguyễn Quốc Hoàng cho biết: Hoàn cảnh của mẹ con bà Hào vô cùng khó khăn, bản thân bà Hào thường xuyên đau ốm, tuổi già lại phải chăm sóc thêm người con tâm thần quả là gánh nặng. Bà Hào còn có một cô con gái lấy chồng xa, gia cảnh neo đơn nên không giúp được gì, người con trai thì sức khỏe yếu, lo cho gia đình anh chưa nổi, đành ngậm ngùi nhìn mẹ và em sống lay lắt qua ngày. Theo ông Hoàng, hai mẹ con bà Hào hoàn toàn trông chờ vào khoản tiền bảo trợ xã hội ít ỏi hàng tháng cho người khuyết tật để sống mà không có bất cứ thêm một khoản thu nào khác.

Gia cảnh này đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm