| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Trần Thanh Nam

Củng cố, thành lập ngay các Ban Quản lý dự án VnSAT tại ĐBSCL

Thứ Hai 05/02/2024 , 20:57 (GMT+7)

Sau hội nghị triển khai Đề án 1 triệu ha lúa, sáng 5/2, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã cùng cơ quan chuyên môn và các tỉnh triển khai cụ thể hơn các phần việc.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị triển khai đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030'. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị triển khai đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030". Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng đề nghị các tỉnh củng cố ngay Ban Quản lý dự án VnSAT trước đây. Tỉnh nào chưa có thì đề xuất UBND tỉnh thành lập ngay.

Tại sao có Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải, gắn với tăng trưởng xanh. Có thể tóm lại những ý tưởng chính như sau:

Tháng 6/2022, Dự án VnSAT đã kết thúc thành công và đầu năm 2023, Bộ NN-PTNT được chỉ đạo chuẩn bị và triển khai chương trình lúa gạo mới đến năm 2030 với trọng tâm là sản xuất gạo chất lượng cao, các bon thấp ở ĐBSCL.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh  củng cố ngay Ban Quản lý dự án VnSAT trước đây. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh  củng cố ngay Ban Quản lý dự án VnSAT trước đây. Ảnh: Trung Chánh.

Để đáp ứng yêu cầu của Bộ NN-PTNT, Ngân hàng Thế giới đã huy động các nguồn lực tài chính và kỹ thuật để giúp Bộ NN-PTNT và các tỉnh ĐBSCL phát triển “Chương trình 1 triệu ha lúa gạo các bon thấp chất lượng cao” cho ĐBSCL, dựa trên thành công và bài học kinh nghiệm từ dự án VnSAT.

Sau hơn một năm chuẩn bị và nhiều vòng tham vấn với các tỉnh, bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và nông dân, Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện và phê duyệt vào ngày 27/11/2023. Chương trình bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 của dự án sẽ diễn ra từ năm 2024 đến năm 2025.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trình bày về việc xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được tiến hành cho các hợp tác xã và phát triển hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) đối với lúa gạo các bon thấp. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trình bày về việc xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được tiến hành cho các hợp tác xã và phát triển hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) đối với lúa gạo các bon thấp. Ảnh: Trung Chánh.

Giai đoạn này sẽ tập trung vào việc xác định và cải thiện diện tích 180.000 ha thuộc VnSAT. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ mở rộng thêm diện tích 100.000 ha nơi có điều kiện tưới tiêu phù hợp. Việc xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được tiến hành cho các hợp tác xã và phát triển hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) đối với lúa gạo các bon thấp và với các cơ quan chính quyền trung ương, địa phương để xây dựng hệ sinh thái quốc gia cần thiết để tiếp cận Quỹ hỗ trợ cải thiện khí hậu và các bon dựa trên kết quả.

Giai đoạn 2, sẽ được thực hiện từ năm 2026 đến năm 2030, nhằm xác định các khu vực mới để mở rộng sản xuất lúa gạo các bon thấp, chất lượng cao và đạt mục tiêu 1 triệu ha. Giai đoạn này sẽ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, tổ chức lại sản xuất, phát triển chuỗi giá trị và hỗ trợ kỹ thuật cũng như xây dựng năng lực liên quan đến thiết lập, theo dõi, cấp và cho phép chuyển nhượng tín chỉ các bon thông qua hệ thống MRV và quy trình phê duyệt trong nước, bao gồm cả những quy trình đã hoàn thành trong giai đoạn 1.

Xem thêm
Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường lần thứ 7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nắng nóng đặc biệt gay gắt sẽ xuất hiện trong tháng 5/2024

Tháng 5/2024, nắng nóng và nắng nóng gay gắt được dự báo xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm, một số ngày sẽ xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt.

Bình luận mới nhất