| Hotline: 0983.970.780

Cuộc đua giống cỏ: Lộ nhiều “hàng khủng”

Thứ Tư 05/08/2015 , 06:25 (GMT+7)

Hàng loạt ẩn số về giống cỏ lai, cao lương lai mới được nhập khẩu khảo nghiệm có năng suất “khủng”, chất lượng hoàn hảo sẽ bung ra trong thời gian tới. Tuy nhiên, giống cỏ nội địa và ngô có thể vẫn có chỗ đứng. Vì vậy, các DN và đơn vị nghiên cứu đang nung nấu lựa chọn hướng đi riêng./ Khởi động

Siêu cao lương chưa là gì!

Mới đây, Cty SOL Holdings (Nhật Bản) đã khuấy động thị trường giống cây thức ăn gia súc tại Việt Nam bằng giống được mệnh danh là siêu cao lương, năng suất tới 400 tấn/ha/chu kỳ.

Tuy nhiên với tiềm năng năng suất này, siêu cao lương của SOL Holdings có thể chưa phải là điều gì quá bất ngờ. Theo Cty công bố thì giống siêu cao lương này là giống đa mục đích, có thể vừa làm thức ăn gia súc, vừa có thể thu hoạch hạt phục vụ chế biến nhiên liệu sinh học…

Theo đánh giá của một số chuyên gia, một giống cao lương đa mục đích khó mà có thể cạnh tranh về hàm lượng dinh dưỡng và sinh khối xanh so với các giống cao lương lai chỉ chuyên SX làm thức ăn gia súc.

Theo tiết lộ của Cty TNHH Hạt giống Việt (VietSeed), đơn vị vừa NK 6 giống cây thức ăn gia súc về khảo nghiệm, qua vụ đầu SX thử tại một số mô hình tại các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội… cho thấy một số giống thể hiện khả năng thích nghi và sinh trưởng rất tốt, trong đó có nhiều giống được mệnh danh là có khả năng sinh trưởng chưa từng có!

Tiêu biểu trong bộ giống vừa được NK từ bang Texas (Mỹ) này là giống cao lương lai Big Kahuna. Đây là giống cao lương lai F1, gân lá nâu, cảm quang, được mô tả là sự đột phá trong lĩnh vực chọn tạo giống thức ăn chăn nuôi tại Hoa Kỳ bởi có sự kết hợp ưu thế lai F1 + tính trạng gân lá nâu + cảm quang, sinh trưởng mạnh chưa từng thấy.

Tại Mỹ, giống Big Kahura trồng ở điều kiện có thời gian chiếu sáng lớn hơn 12 tiếng/ngày sẽ duy trì sinh trưởng sinh dưỡng (không ra hoa), cây sẽ ra lá liên tục lên đến 40 lá/cây giúp thân tích lũy được toàn bộ dinh dưỡng và sinh khối “khủng” với năng suất có thể đạt kỷ lục trên 120 tấn/ha/lần cắt.

Giống cao lương này có chiều cao trung bình tới 4,2 m, nhưng ưu điểm lại có khả năng chống đổ do đặc tính gân lá nâu mang lại. Điều này khác với giống được gọi là “siêu cao lương” tại Việt Nam có thân yếu, rất dễ bị đổ.

Đặc biệt, đây cũng là giống cao lương có mức độ tái sinh được đánh giá là tốt, thâm canh tốt có thể cho thu hoạch từ 4 - 5 lứa/năm, tương đương năng suất tiềm năng khoảng 500 tấn/chu kỳ.

Về giá trị dinh dưỡng, giống Big Kahura cho hàm lượng Protein thô (CP) lên tới gần 9%, chất khô (DM) từ 30 - 35%, đây là hàm lượng dinh dưỡng cơ bản thuộc loại cao nhất trong dòng cây trồng phục vụ cho chăn nuôi gia súc hiện nay.

Bên cạnh giống Big Kahura, nhiều cao lương mà Cty VietSeed đang khảo nghiệm cũng có khả năng cho năng suất rất cao, tái sinh và chống chịu tốt, hàm lượng dinh dưỡng rất cao như: Giống cao lương lai F1 Monster lá có thể rộng hơn 10 cm, dài gần 1m, năng suất 100 tấn/lần cắt;

2 giống cao lương lai cỏ Sudan có tên SweetStock và Latte có khả năng đẻ nhánh và tái sinh... khủng khiếp, ra hoa muộn nên kéo dài thời gian thu hoạch (trước khi phân hóa mầm hoa), thích ứng rộng, chịu hạn, năng suất đạt 65 - 75 tấn/lần cắt, tái sinh từ 4 - 5 lần/năm;

Giống cao lương gân lá nâu lai cỏ Sudan có tên SiloBuster có khả năng đẻ nhánh và tái sinh rất tốt, thời gian thu hoạch dài, mùi vị ngon ngọt, hàm lượng protein thô lên tới gần 12%;

Giống cao lương lai F1 Elite bất dục đực, thân lá có tỷ lệ tinh bột và độ ngọt rất cao, chống đổ tốt…

Ngô cũng là cây có tiềm năng rất lớn và thuận lợi để phát triển làm thức ăn gia súc. Bởi xét về hàm lượng dinh dưỡng thì ngô không thua kém so với cao lương hay cỏ lai, thậm chí cao hơn.
Chẳng hạn, hàm lượng ADF (xơ tan trong chất rửa axit) của ngô khoảng 28 - 30%; hàm lượng NDF (xơ tan trong chất rửa trung tính) khoảng 51 - 53%... là tạm chấp nhận so với nhóm cao lương hay cỏ lai. Tuy nhiên hàm lượng protein thô của ngô lại còn hơi thấp, chỉ từ 8 - 8,5%, bằng ½ so với cao lương và cỏ lai (giống sinh trưởng sinh dưỡng).
“Vấn đề hiện nay đó là phải làm sao nâng được hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là protein, đường, chất béo… đối với ngô làm thức ăn gia súc.
Đây cũng là hướng mà Viện Nghiên cứu Ngô đang tiến hành nghiên cứu tạo ra giống ngô đáp ứng được yêu cầu theo đề nghị đặt hàng của một số DN”, TS Ánh cho biết.

Nếu như VietSeed đi vào dòng giống cao lương lai NK từ Mỹ thì Cty Advanta Việt Nam lại đang hướng nhiều hơn vào dòng giống cỏ lai NK từ Úc. Trong hơn 10 giống mà Advanta đang khảo nghiệm, hiện đã xác định được một số gương mặt có triển vọng có thể sớm đưa ra SX.

Tiêu biểu trong số đó là 3 giống cỏ lai F1 Nutrifeed, SugarGraze và BMR Octane đều có thể cho thu hoạch chỉ sau 5 tuần sau khi gieo, mỗi lần tái sinh chỉ từ 25 - 28 ngày, năng suất mỗi lần cắt từ 35 - 40 tấn/ha (tương đương 350 - 450 tấn/năm). Các giống đều có độ ngọt thơm, thân mềm, hàm lượng đạm có thể trên 14% nên vừa thích hợp ăn tươi lẫn ủ chua.

Đây là các giống cỏ mà các tập đoàn chăn nuôi bò sữa lớn hiện nay như TH True Milk, Vinamilk đang NK với số lượng lớn thông qua Advanta để SX cho bò sữa nuôi tập trung.

Có nên chạy theo cao lương?

Sự có mặt của các dòng cỏ lai, cao lương lai có triển vọng tạo cú hích lớn cho chăn nuôi, đồng thời mở ra thị trường cạnh tranh cho các DN giống cây trồng. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều DN và đơn vị nghiên cứu đặt ra, là có nên chỉ đổ xô vào dòng cỏ lai, cao lương lai hay không?

TS. Đào Ngọc Ánh, Trưởng Bộ môn Cây thức ăn chăn nuôi (Viện Nghiên cứu Ngô) đánh giá, thị trường cây thức ăn gia súc tới đây có thể tạm khoanh thành 4 nhóm chính: Một là các giống cỏ họ hòa thảo nội địa (như cỏ voi, cỏ sả, cỏ Ghine, cỏ VA06…); hai là ngô; ba là cỏ lai, cao lương và cao lương lai F1 và bốn là các giống cỏ họ đậu (cỏ Alfalfa, cỏ Stylo…).

Trong đó, mỗi nhóm hiện nay đều có vai trò và thế mạnh phát triển riêng của mình. Chẳng hạn, nhóm cỏ họ hòa thảo là các giống cỏ nội địa có ưu thế tái sinh, sinh trưởng chống chịu khỏe; nhất là chịu hạn, có thể trồng hom, không mất chi phí mua hạt giống, dễ chế biến phơi khô… nhưng nhược điểm lại là năng suất thấp, hàm lượng dinh dưỡng không cao.

Ngược lại, nhóm cỏ lai, cao lương lai có ưu điểm năng suất, hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhưng lại phải mua hạt và gieo lại hàng năm. Điều này chỉ thuận lợi cho việc phát triển tại các vùng chăn nuôi tập trung, diện tích lớn và thu hoạch bằng máy, khó phát triển tại vùng chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, một số giống cỏ lai, cao lương lai cũng khó phơi khô, chỉ thích hợp ăn tươi hoặc ủ chua…

Với nhóm cỏ họ đậu, là nhóm không thể thiếu trong chăn nuôi chất lượng cao, nhưng rõ ràng Việt Nam không có nhiều lợi thế phát triển, tuy nhiên vẫn có thể chọn được giống phù hợp, nhất là mới đây Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ (Viện Cây lương thực - cây thực phẩm) mới NK gần 40 giống dòng cỏ này về khảo nghiệm và đang cho nhiều kết quả triển vọng.

Cùng quan điểm với TS. Ánh, ông Đỗ Thanh Tùng, Giám đốc Vietseed cho rằng, khẩu phần dinh dưỡng cho gia súc hiện nay chỉ có bò sữa là Việt Nam đã có công thức khá rõ. Tuy nhiên bò thịt và các vật nuôi khác thì chưa rõ ràng. Đối với bò sữa, khẩu phần ăn sẽ cần nhiều nhóm cây thức ăn khác nhau. Điều này tại Cty sữa TH True Milk đang làm khi họ có cả cao lương, cỏ lai, cỏ hòa thảo và cả cỏ chất béo như hướng dương.

Vì vậy, định hướng phát triển cây thức ăn gia súc hiện nay thích hợp nhất là cần phát triển song song nhiều nhóm cây khác nhau, nếu các nhóm cùng trồng được ở trong một vùng chăn nuôi thì càng tốt.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm