| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống đổi thay tích cực nhờ chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Thứ Tư 16/08/2023 , 15:31 (GMT+7)

Một gia đình tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa cuộc sống đã có sự thay đổi tích cực sau khi tham gia vào mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, an toàn dịch bệnh.

Gia đình Thuận nhận hỗ trợ thức ăn chăn nuôi từ Tập đoàn Mavin. Ảnh: Quốc Toản.

Gia đình Thuận nhận hỗ trợ thức ăn chăn nuôi từ Tập đoàn Mavin. Ảnh: Quốc Toản.

Năm 2021 gia đình em Thuận ở Thường Xuân đã có nhiều thay đổi tích cực khi tham gia vào các chương trình hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do Tập đoàn Mavin và tổ chức World Vision International (Tầm Nhìn Thế Giới) tại Việt Nam tài trợ.

Gia đình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và được 100 con gà cùng thức ăn chăn nuôi để cải thiện điều kiện kinh tế.

Nhớ lại thời còn khó khăn, em Thuận chia sẻ: “Trước kia, bố em không có việc làm, hay uống rượu và đi lang thang trong làng. Mỗi lúc uống rượu say là bố lại mắng mẹ, em thấy vậy sợ lắm. Nhà em có nhiều khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào tiền mẹ đi làm thuê. Bốn người trong gia đình em sống trong căn nhà tranh, cứ mỗi lúc trời mưa là bị dột khiến cả gia đình không có chỗ ngủ và chập chờn những đêm mưa gió”.

Giờ đây khi tham gia vào mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị do Tập đoàn Mavin hỗ trợ, bố Thuận đã có được công việc hàng ngày ý nghĩa là giúp đỡ cho cả gia đình chăm đàn gà theo hướng dẫn của cán bộ, chuyên gia. Việc này đồng thời giúp ông ít uống rượu hơn. 

Tuy nhiên, cũng trong thời gian đó, căn nhà tranh gia đình Thuận không may bị chập điện và bị cháy rụi hoàn toàn. Sau một đêm, tất cả mọi tài sản của gia đình từ ngôi nhà tới đồ dùng thiết yếu, quần áo, sách vở... chỉ còn lại đống tro. Thời gian đó gia đình em Thuận phải ở nhờ nhà người thân. 

Câu chuyện của gia đình Thuận được chính quyền địa phương biết đến và kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. Từ đó, cộng đồng làng xóm, các đoàn thể, trong đó có Tầm nhìn Thế giới thông qua lời kêu gọi đã hỗ trợ nhiều mặt gia đình Thuận gây dựng lại căn nhà và sớm ổn định lại cuộc sống.

Nhờ có những hỗ trợ kịp thời này, anh em Thuận không phải bị bỏ học giữa chừng. Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể, họ hàng, làng xóm, gia đình Thuận cũng vay mượn và xây dựng lại được căn nhà. Giờ đây, Thuận được ở trong một ngôi nhà nhỏ xinh cùng gia đình, có phòng và bàn học riêng cho anh em cậu.

Gia đình em Thuận trước căn nhà mới được cộng đồng chung tay giúp đỡ xây dựng lại. Ảnh: Quốc Toản.

Gia đình em Thuận trước căn nhà mới được cộng đồng chung tay giúp đỡ xây dựng lại. Ảnh: Quốc Toản.

Vượt qua hoàn cảnh đầy thử thách đó, tới năm 2023, gia đình Thuận lại tiếp tục được hỗ trợ từ Tập đoàn Mavin với 100 con vịt giống, thức ăn chăn nuôi và các hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi bền vững.

Để đảm bảo vịt khỏe mạnh đến tay các hộ chăn nuôi, giảm hao hụt trong quá trình bàn giao, Mavin đã hỗ trợ úm vịt tới 3 ngày tuổi và làm sẵn các vacxin cơ bản. Trước khi bàn giao cho bà con, vịt cũng được theo dõi sát sao đảm bảo sức khỏe tốt nhất, nhanh nhẹn và đồng đều.

Để đảm bảo đàn vịt được chăm sóc tốt, gia đình Thuận có sự bàn bạc và phân công rõ ràng. Do mẹ Thuận đi làm cả ngày nên bố em đảm nhận việc chăm sóc đàn vịt. Thuận vui vẻ kể với các cán bộ dự án rằng: “Đàn vịt nhà em phổng phao và đẹp nhất nhóm, nhờ có bàn tay bố em chăm sóc. Gia đình em còn dự định để dành tiền bán vịt để tiếp tục tái đầu tư vào đàn vịt mới, còn lại một phần để mua sách vở cho hai anh em".

Khi được hỏi về mong ước của mình, Thuận nói em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội. Em cũng mong muốn sẽ giúp đỡ được gia đình mình và sau này giúp được cả các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn như gia đình em.

Ông David John Whitehead, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mavin chia sẻ: Tập đoàn Mavin vô cùng tự hào được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tầm nhìn Thế giới để tạo ra việc làm tốt đẹp đến cộng đồng địa phương tại Thường Xuân, Thanh Hoá thông qua việc hỗ trợ nâng cao sinh kế, đồng thời nâng cao năng lực chăn nuôi cho người dân địa phương, giúp họ hiểu rõ hơn về kĩ thuật chăn nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh, đặc biệt là mô hình kinh doanh chuỗi giá trị.

Chương trình Hợp tác thúc đẩy chăn nuôi theo chuỗi giá trị nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình nghèo trong Giai đoạn I (2019 - 2021).

Mô hình đã thực hiện tại huyện Như Xuân, Thanh Hoá, hàng trăm hộ nông dân đã thoát nghèo, làm chủ nghề chăn nuôi heo, gà, vịt và tiếp cận chăn nuôi bền vững. Năm 2023, mô hình bước sang năm thứ 2 - giai đoạn II (2022-2024) với tổng ngân sách hơn 2 tỷ đồng.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm