| Hotline: 0983.970.780

Cứu hộ gấu ngựa cuối cùng tại tỉnh Hà Nam

Thứ Sáu 04/08/2023 , 17:41 (GMT+7)

Tổ chức Động vật Châu Á vừa cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa cái cuối cùng tại tỉnh Hà Nam vào chiều 4/8.

Gấu cái Kindness được hộ gia đình nuôi từ năm 2005, trước khi được cứu hộ sống trong lồng sắt tại căn bếp của gia đình.

Gấu cái Kindness được hộ gia đình nuôi từ năm 2005, trước khi được cứu hộ sống trong lồng sắt tại căn bếp của gia đình.

Chủ nuôi gấu là một hộ gia đình ở thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã làm đơn tự nguyện chuyển giao gấu lại cho Nhà nước, mong muốn đơn vị tiếp nhận là Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam sẽ chăm sóc gấu trong điều kiện tốt nhất.

Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hà Nam trực tiếp vận động, hỗ trợ bàn giao cho Tổ chức Động vật Châu Á dưới sự chứng kiến của các cơ quan chức năng địa phương. Đây là cá thể gấu cuối cùng trên địa bàn tỉnh do cơ quan này quản lý. 

Gấu ngựa được hộ gia đình nuôi từ khi còn là gấu con, tới nay đã gần 20 tuổi, nặng ước chừng 100kg và bị nhốt trong lồng sắt tại căn bếp của gia đình.

Tuy nhiên, chủ nuôi gấu trong điều kiện vệ sinh tương đối tốt và dùng quạt điện để chống nóng, thoáng khí cho gấu. Gấu khá quen với người nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu căng thẳng, liên tục vẫy đầu khi thấy người lạ vây quanh.

Chú gấu được cứu hộ đúng dịp sinh nhật kỉ niệm 25 năm của Tổ chức Động vật Châu Á và được dành tặng cái tên Kindness (Nhân ái) như khẩu hiệu mà Tổ chức chọn làm cho tôn chỉ Hành động nhân ái.

Bác sĩ gây mê và khám cho gấu ngay tại nhà của chủ hộ nuôi.

Bác sĩ gây mê và khám cho gấu ngay tại nhà của chủ hộ nuôi.

Để cứu hộ được Kindness, các bác sỹ thú y gây mê và khám cho gấu ngay tại sân trước của gia chủ. Trước khi gây mê, Tổ chức cũng hướng dẫn chủ nuôi không cho gấu ăn trong 24h để đáp ứng với thuốc gây mê.

TS Jill Robinson, sáng lập viên của Tổ chức trực tiếp tham gia cứu hộ gấu, giúp gấu bớt căng thẳng và dễ dàng tiếp cận quan sát, dùng những đồ ăn như mật ong, sữa đặc, mứt, quả khô để dụ gấu, nhằm giúp gấu bình tĩnh. Nhờ đó, bác sỹ thú y có thể quan sát gấu kĩ càng và ghi nhận liều lượng mê phù hợp.

Chia sẻ về tình trạng sức khỏe của gấu, bác sĩ thú y Rachel Sanki cho biết, dù gấu khá gầy nhưng không bất thường so với tuổi. Chân bị chai sần, nứt nẻ, và đặc biệt móng bị mọc dài quặp vào bàn chân.

Gấu vẫn cần phải khám thêm về túi mật khi về đến Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Ngoài ra, răng gấu cũng cần được làm sạch.

Gấu được khiêng cáng ra lồng vận chuyển đặt sẵn trên xe tải sau khi gây mê, khám sức khỏe.

Gấu được khiêng cáng ra lồng vận chuyển đặt sẵn trên xe tải sau khi gây mê, khám sức khỏe.

Sau khi gây mê và khám sức khỏe, gấu được nhanh chóng đưa vào lồng vận chuyển và chuyển lên xe tải. Chi cục Trồng trọt, BVTV và Kiểm lâm Hà Nam hoàn thiện thủ tục vận chuyển đặc biệt cho gấu về Tam Đảo trong ngày 4/8.

Trước đó, vào thời điểm ban đầu gắn chip gấu cả nước năm 2005, tỉnh Hà Nam có 28 cá thể gấu, sau 18 năm toàn tỉnh đã không còn hiện trạng nuôi nhốt gấu nữa.

Được biết, trong năm 2009, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ thành công 2 cá thể gấu từ Hà Nam.

Trước Hà Nam, đã có hơn 20 tỉnh thành trước đây còn tồn tại, nay đã chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ những cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng ở một số tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Gia Lai, Lạng Sơn, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Thuận, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng.

Đây là chuyến cứu hộ thứ 6 của Tổ chức Động vật Châu Á trong năm nay, nâng tổng số gấu cứu hộ của Tổ chức lên 265 cá thể.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm