| Hotline: 0983.970.780

Đã có thương hiệu 'Bưởi da xanh Khánh Vĩnh'

Thứ Năm 11/07/2019 , 14:10 (GMT+7)

Giờ đây khi cây bưởi da xanh Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã có thương hiệu, bà con nông dân càng vui mừng và phấn khởi, có động lực tăng gia sản xuất, làm giàu chính đáng. 

07-49-32_qung_cnh_buoi_le_cong_bo
Lễ công bố thương hiệu Bưởi da xanh Khánh Vĩnh.

Sau hai năm triển khai dự án xây dựng thương hiệu cho cây bưởi da xanh, thì mới đây cây bưởi da xanh trồng ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Bưởi da xanh Khánh Vĩnh”., do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) cấp, Hội Nông dân huyện đứng tên là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Đồng thời, 54 hộ dân ở địa phương cũng đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho 85ha bưởi da xanh.

Còn nhớ trước đây, ở huyện Khánh Vĩnh rất ít người trồng cây ăn trái, trồng bưởi da xanh càng hiếm. Trong khi, trồng cây mía thì giá bấp bênh, do nhân công, chi phí cao nên không có lãi là bao; trồng cây keo thì thời gian thu hồi vốn lâu. Từ thực tế đó, đòi hỏi người dân và chính quyền luôn phải tìm kiếm nhiều giống cây trồng mới cho giá trị kinh tế cao và phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng miền núi nơi đây.

Ông Nguyễn Xuân Long, GĐ Hợp tác xã Cây ăn quả Khánh Vĩnh, một trong những nông dân đầu tiên trồng cây bưởi da xanh ở xã Khánh Đông, nhớ lại: Khi đi học hỏi ở các địa phương khác, nhận thấy cây bưởi da xanh cũng dễ trồng, nên năm 2005, khi huyện có chương trình hỗ trợ cây giống, tôi đã mua 20 cây bưởi da xanh về trồng. Tôi rất tích cực chăm sóc, cộng với cần cù, chịu khó học hỏi các kiến thức KHKT về trồng bưởi trên sách báo, tivi, và những người trồng cây ăn quả. Sau 6 năm, vườn bưởi da xanh phát triển tốt, lứa đầu tiên bán được 20 triệu đồng.

Nhận thấy cây bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, so với các loại cây trồng khác giá trị kinh tế cao hơn, ông đã mạnh dạn trồng thêm. Đến nay, ông Long có 4ha cây bưởi da xanh, trong đó 2ha đã cho thu hoạch, với giá bán tại vườn 35.000 đồng/kg, mỗi ha bưởi khoảng 500 cây, cho thu hoạch 5 tấn bưởi/năm, sau khi trừ chi phí, thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Không riêng ông Long, mà rất nhiều gia đình khác đã có thu nhập và khá lên nhờ trồng bưởi, như gia đình anh Phùng Văn Thông, ở thôn A Xay, xã Khánh Nam, hiện đang có 2ha bưởi da xanh với 800 cây, mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Hay ông Ngô Chạm (thôn Nam, xã Sông Cầu) khi được Hội Nông dân xã hỗ trợ 80 cây bưởi da xanh giống, ông trồng thử vàcho thu hoạch liên tục 5 năm nay. Điều đặc biệt, đến nay nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Vĩnh đã trồng cây bưởi da xanh, như gia đình ông Cao Trung ở xã Liên Sang, với 200 gốc bưởi da xanh cho trái 3 năm nay, bình quân mỗi năm ông thu nhập trên 50 triệu đồng.

07-49-32_co_trung
Ông Cao Trung, xã Liên Sang bên vườn bưởi da xanh của mình.

Giờ đây khi cây bưởi da xanh Khánh Vĩnh đã có thương hiệu, bà con nông dân càng vui mừng và phấn khởi, có động lực tăng gia sản xuất, làm giàu chính đáng. Ông Long cho biết: “Trước đây, khi cây bưởi da xanh Khánh Vĩnh chưa có thương hiệu, thì người trồng bưởi gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra. Bây giờ thương hiệu bưởi đã có thì người trồng bưởi có lợi thế rất lớn, an tâm để mở rộng diện tích, vận dụng quy trình chăm sóc, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap”.

Đồng thời, việc xác lập thương hiệu giúp người dân và cơ quan chuyên môn dần hình thành vùng chuyên canh bưởi da xanh trên Khánh Vĩnh, gia tăng giá trị sản phẩm, làm cơ sở để quảng bá trái bưởi da xanh. Một khi có thương hiệu thì người nông dân sẽ đẩy mạnh trồng, áp dụng quy trình nghiêm ngặt hơn trong các khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản; đảm bảo sản phẩm khi xuất bán đến tay người tiêu dùng, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm. Có như vậy, người dân mới tự bảo vệ được thương hiệu bưởi da xanh Khánh Vĩnh, giữ được uy tín sản phẩm.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh hiện có khoảng 502 ha bưởi da xanh, được trồng ở 13 xã, và 1 thị trấn; tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Đông, Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Nam, Khánh Phú, Sông Cầu, Khánh Thành. Mấy năm trở lại đây, bưởi là cây trồng chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bưởi được trồng tại Khánh Vĩnh, có múi rất mọng nước, vị thơm ngon và ngọt mát. Đó là do thổ nhưỡng, nguồn nước và khí hậu của huyện Khánh Vĩnh, rất thích hợp với giống bưởi này.

Lê Vinh Liên Trang, PGĐ Sở KH- CN tỉnh Khánh Hoà nói: “Hy vọng, chính quyền, nhất là Hội Nông dân Khánh Vĩnh- cơ quan sở hữu thương hiệu Bưởi da xanh Khánh Vĩnh và nông dân trồng bưởi sẽ nắm lấy cơ hội này, để phát triển mạnh về cây bưởi da xanh. Đồng thời kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, giữ uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh cho trái bưởi da xanh Khánh Vĩnh trên thị trường. Nếu làm được như vậy, thì các nhà phân phối, các siêu thị, nhà hàng sẽ có kế hoạch quảng bá sản phẩm và hợp tác bao tiêu sản phẩm”.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ở Thanh Hóa

Thanh Hóa ngăn chặn, tiến tới cấm khai thác hủy diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất