| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng chương trình dạy nghề nông nghiệp

Thứ Năm 24/11/2011 , 12:06 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT chuẩn bị phê duyệt thêm 30 chương trình dạy nghề nông nghiệp phục vụ chương trình đào tạo nghề cho LĐNT...

Đề án dạy nghề cho LĐNT lần này được kỳ vọng sẽ sát hơn với quy hoạch phát triển nông nghiệp của từng địa phương

Bộ NN-PTNT chuẩn bị phê duyệt thêm 30 chương trình dạy nghề nông nghiệp phục vụ chương trình đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956, nâng tổng số chương trình dạy nghề nông nghiệp lên con số 71.

Tại Hội nghị sơ kết hai năm công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ vừa qua, sau khi nghe các Bộ, Ngành báo cáo khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc triển khai chương trình đào tạo nghề cho LĐNT, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đồng ý sửa đổi, bổ sung đề án dạy nghề cho LĐNT. Theo đó, Sở LĐ-TB-XH chủ trì dạy nghề phi nông nghiệp, Sở NN-PTNT chủ trì dạy nghề nông nghiệp, Sở Nội vụ chịu trách nhiệm dạy nghề cho công chức cấp xã và giao các Bộ chủ quản xây dựng kế hoạch.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT) cho biết, sau khi nhận được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong việc xây dựng kế hoạch dạy nghề cho LĐNT những năm sắp tới, Bộ NN-PTNT đang gấp rút trong công tác chuẩn bị thủ tục, kế hoạch cho công tác dạy nghề nông nghiệp. “Vừa qua chúng tôi đã làm việc với Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH) và nhận được sự ủng hộ rất cao từ phía bạn trong việc chuyển mảng dạy nghề nông nghiệp cho các Sở NN-PTNT. Hiện nay đang xây dựng thông tư liên tịch giữa các Bộ, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, khi các Bộ chính thức phê duyệt thông tư này lập tức tiến hành triển khai ngay”. Ông Hùng nhấn mạnh.

Sau khi chính thức phê duyệt, năm tới nguồn kinh phí dạy nghề TƯ sẽ ít hơn so với địa phương. Ngân sách dạy nghề nông nghiệp chủ yếu giao về cho các Sở NN-PTNT. Hiện, 63 tỉnh thành đang xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT trên cơ sở những nghề mà địa phương cần và trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương mình. Các Bộ NN-PTNT, Bộ LĐ-TB-XH hay Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kiểm tra giám sát và thực hiện công tác tuyên truyền.

Được biết, chương trình dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT đang được Bộ NN-PTNT xây dựng rất mềm dẻo. Các đơn vị dạy nghề tùy theo chương trình để lựa chọn những mô đun phù hợp. Các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các trung tâm hay bất cứ đơn vị dạy nghề nào đều có thể đăng ký với các Sở NN-PTNT để dạy nghề nếu đáp ứng được yêu cầu về các tiêu chí của cơ sở đào tạo. Chính vì có sự cạnh tranh rất cao nên những đơn vị có ý định tham gia dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT cần phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình giáo án… Đặc biệt, mô hình dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT lần này không dạy trên lớp mà phải mang mô hình trực tiếp ra đồng dạy cho người dân bằng việc cầm tay chỉ việc và thực hành ngay tại đồng ruộng của bà con nông dân.

Trước đây, nguồn kinh phí Nhà nước cấp về cho Sở LĐ-TB-XH, Sở LĐ-TB-XH trên cơ sở nhu cầu phân ra các huyện chứ không thông qua các Sở NN-PTNT. Việc phân bổ kinh phí như trên nảy sinh một số bất cập trong việc triển khai khi chưa gắn được ngành nghề với quy hoạch phát triển nông nghiệp. Việc sửa đổi bổ sung Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT làn này đã khắc phục được yếu điểm đó, khi kinh phí dạy nghề nông nghiệp chuyển về các Sở NN-PTNT chắc chắn sẽ phù hợp và sát sao hơn với quy hoạch phát triển nông nghiệp của các địa phương.

Ví dụ, tỉnh nào thấy thiếu nghề chăn nuôi, cần nghề thủy sản hay trồng trọt sẽ tự lên kế hoạch và giao đề bài cho các đơn vị đủ năng lực tham gia chứ không áp dụng phương thức rót chỉ tiêu cứng nhắc từ trên xuống như trước đây.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Dựa vào dân để giám sát tàu cá vi phạm

Nhân dân là tai mắt trong việc phát hiện tàu cá vi phạm. Do vậy, cần dựa vào dân, lấy dân làm gốc trong thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.