| Hotline: 0983.970.780

Đặc điểm và cách trị bệnh viêm họng hạt mãn tính

Thứ Hai 26/05/2008 , 19:20 (GMT+7)

* Xin cho biết đặc điểm và cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm họng hạt mãn tính? Đinh Trịnh Thanh, Yên Khánh, Ninh Bình

Mạn tính chứ không phải mãn tính. Theo BS. Nguyễn Kim Khanh (www.netcenter.com.vn) thì viêm họng, đặc biệt viêm họng mạn tính là một bệnh do nhiều nguyên nhân, nhưng biểu hiện giống nhau. Khi bệnh nhân đến đều đã điều trị kháng sinh nhiều lần, chủ yếu do tự mua và dùng thuốc. Việc điều trị này dẫn đến hậu quả là bệnh dai dẳng, nguy hiểm hơn có thể gây nên kháng thuốc ở một số chủng.

Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm đó là sự chẩn đoán bệnh của một số bác sĩ không chuẩn, thậm chí chẩn đoán nhầm giữa bệnh viêm họng và bệnh viêm đường hô hấp khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Đối với những trường hợp viêm họng cấp thông thường, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể điều trị tại nhà với các biện pháp đơn giản như súc họng bằng nước muối pha loãng.

Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt giảm đau để chữa triệu chứng sốt đau. Nếu ho, ngứa họng thì sử dụng thêm thuốc giảm ho. Trường hợp trẻ em nếu sau 5 ngày sốt và đau đột nhiên tăng thì phải đi khám và dùng thuốc kháng sinh vì có thể trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Trường hợp này cần tiếp tục điều trị bằng kháng sinh penicillin trong 10 ngày liền để phòng biến chứng thấp khớp dẫn đến bệnh thấp tim.

Đối với trường hợp viêm họng mạn, nguyên nhân gây bệnh có nhiều do đó không phải lúc nào dùng kháng sinh cũng có hiệu quả. Bệnh nhân cần được khám và chẩn đoán chính xác từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh cần lưu ý, viêm họng cấp nếu điều trị không đúng phương pháp, bệnh có thể tái phát trong thời gian ngắn và có thể phát triển thành viêm họng hạt mạn tính. Do vậy để phòng bệnh một cách tốt nhất là mọi người cần giữ ấm vùng cổ, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh. Thức ăn, hoa quả để trong tủ lạnh khi lấy ra nên để ít phút cho đỡ lạnh mới ăn. Mỗi ngày vệ sinh răng và súc họng bằng nước muối ấm 3-5 lần, kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt để có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Khi có biểu hiện đau rát họng, sốt, vướng cổ tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa, đặc biệt không tự ý mua và sử dụng kháng sinh để điều trị.

* Có phải hồ tiêu có thể dùng để chữa nhiều bệnh thông thường? Cách sử dụng ra sao?

Dương Thị Nhàn, Chí Linh, Hải Dương

Nước ta hiện đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, chủ yếu để dùng làm gia vị. Theo lương y Đinh Công Bảy thì có thể dùng hồ tiêu để chữa một số bệnh thông thường sau đây:

- Đau bệnh do lạnh, tiêu chảy: Dùng 6g hồ tiêu, sao qua, tán mịn uống với nước ấm, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Ăn vào thường bị nôn ra (chứng Phiên vi): Dùng 20 g hồ tiêu, 30g gừng nướng sém vỏ ngoài, sắc với 200ml nước, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

- Đầy bụng, tiêu chảy, ăn không tiêu: Lấy hồ tiêu và bán hạ (lượng bằng nhau), tán thành bột mịn. Dùng nước gừng trộn thành làm nhuyễn và viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 15-20 viên cùng với nước ấm.

- Tê đau các khớp xương, gặp lạnh càng đau nhiều: Dùng ba vị hồ tiêu, đại hồi, phèn chua với lượng bằng nhau, tán nhỏ, dùng để xoa bóp vào chỗ đau.

- Tả, ỉa nhiều, nôn nhiều, tay chân lạnh, khát nước, vật vã: Lấy 20g tiêu sọ, 50g đậu xanh, 50g gạo lứt, sao vàng tán thành bột mịn, hòa với 1 thìa canh nước cốt gừng, trộn đều, chia làm 6-8 lần, uống từng ngụm nhỏ. Hoặc dùng 40g hồ tiêu, 40g gừng tươi, 40g chè hương, tán nhỏ, ngâm với 1lít rượu trong 1-2 tuần. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê (trẻ em cho uống ít hơn). Cách 1 giờ uống 1 lần. Có thể kết hợp uống với nước Oresol.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai dự án chống ngập TP.HCM về đích

Ngày 27/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, UBND thành phố Thủ Đức tổ chức khánh thành 2 dự án chống ngập sau nhiều năm chật vật thi công.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm